Tối ngày 29/6, một cơn giông lớn với sức gió 120km/h đã bất ngờ ập xuống một số bang bờ Đông nước Mỹ, trong đó có thủ đô Washington, quật đổ cây cối, làm chết ít nhất 13 người và hơn 3 triệu người sống trong cảnh mất điện.
Ở các nước đang phát triển, chuyện mất điện không có gì ghê gớm và người dân có thể ứng phó một cách dễ dàng trong một vài ngày. Nhưng ở Mỹ, chuyện mất điện thực sự là thảm họa. Đơn giản là, người Mỹ quá phụ thuộc vào điện.
Điều dễ nhận thấy nhất là hệ thống giao thông không còn hoạt động bình thường. Các ngã tư không còn đèn xanh, đèn đỏ. Các lực lượng cảnh sát và điều khiển giao thông phải căng hết ra các ngã tư với tấm biển "stop."
Rất may, ý thức giao thông của người Mỹ rất tốt. Ở các ngã ba, ngã tư không có người điều khiển, 100% lái xe đều dừng lại trước vạch, ai đến trước đi trước, ai đến sau đi sau.
Tuy vậy, hệ thống giao thông vẫn không hoạt động bình thường. Hàng nghìn công chức ở các thành phố lớn phải đến công sở muộn do đường bị ùn tắc. Có lẽ người Mỹ không được chuẩn bị cho chuyện mất điện, nên ngay cả các khách sạn 5 sao cũng không có điện dự phòng.
Ở một khách sạn sang trọng trong thành phố Bethesda, phía Bắc thủ đô Washington, ngày 30/6 khách không thể làm thủ tục nhận phòng, trả phòng vì hệ thống máy tính không làm việc. Nhân viên lễ tân chỉ cười, lắc đầu và xin lỗi.
Không điều hòa. Không quạt điện. Du khách không còn cách nào khác là phải mở hết cửa phòng khách sạn trong cái nóng 38 độ C. Chưa kể, khách phải đi cầu thang bộ cả chục tầng vì thang máy không hoạt động.
Nhiều gara ôtô tự động cũng đành đóng cửa, hoặc nâng hết thanh chắn cho khách ra vào miễn phí vì máy tính tiền không hoạt động.
Hàng nghìn cửa hàng phải đóng cửa vì không thể thanh toán, kể cả bằng tiền mặt, khi mất điện.
Mất điện cũng là dịp để nhiều doanh nghiệp Mỹ thể hiện sự hào phóng. Các hiệu sách, cửa hàng, tiệm cà phê ở những chỗ may mắn không mất điện còn treo biển thông báo mời bất cứ ai nhà mất điện và muốn tránh nóng có thể vào tá túc tạm thời cho đến khi đóng cửa. Giờ mở cửa cũng được kéo dài hơn thường lệ.
Một trong những nguyên nhân khiến các khu vực ở vùng Đông Bắc dễ mất điện và mất điện lâu là vì đường dây điện đi ngay dưới cây cối lớn.
Một thợ điện Việt Nam có lẽ sẽ rất khó hiểu về điều này vì rủi ro cây đổ trong bão gây mất điện là rất lớn. Có lẽ vì vùng này ít giông bão, và người Mỹ ngại chặt cây cối chỉ để bảo vệ đường dây điện.
Mất điện, vì thế, thực sự là thảm họa với người Mỹ. Dễ hiểu vì sao người Mỹ sợ khủng bố mạng đến thế.
Các cơ quan an ninh Mỹ mấy năm gần đây lúc nào cũng canh cánh nỗi lo khủng bố tấn công vào mạng điều khiển hệ thống cơ sở hạ tầng quốc gia, làm mất điện, nước, khí đốt ở phạm vi rộng.
May là chuyện khủng bố chưa xảy ra, hoặc đã có nhưng cơ quan chức năng đều ngăn chặn được.
Có lẽ, người Mỹ cần học cách để ít phụ thuộc vào điện, và đặc biệt là máy tính./.
Ở các nước đang phát triển, chuyện mất điện không có gì ghê gớm và người dân có thể ứng phó một cách dễ dàng trong một vài ngày. Nhưng ở Mỹ, chuyện mất điện thực sự là thảm họa. Đơn giản là, người Mỹ quá phụ thuộc vào điện.
Điều dễ nhận thấy nhất là hệ thống giao thông không còn hoạt động bình thường. Các ngã tư không còn đèn xanh, đèn đỏ. Các lực lượng cảnh sát và điều khiển giao thông phải căng hết ra các ngã tư với tấm biển "stop."
Rất may, ý thức giao thông của người Mỹ rất tốt. Ở các ngã ba, ngã tư không có người điều khiển, 100% lái xe đều dừng lại trước vạch, ai đến trước đi trước, ai đến sau đi sau.
Tuy vậy, hệ thống giao thông vẫn không hoạt động bình thường. Hàng nghìn công chức ở các thành phố lớn phải đến công sở muộn do đường bị ùn tắc. Có lẽ người Mỹ không được chuẩn bị cho chuyện mất điện, nên ngay cả các khách sạn 5 sao cũng không có điện dự phòng.
Ở một khách sạn sang trọng trong thành phố Bethesda, phía Bắc thủ đô Washington, ngày 30/6 khách không thể làm thủ tục nhận phòng, trả phòng vì hệ thống máy tính không làm việc. Nhân viên lễ tân chỉ cười, lắc đầu và xin lỗi.
Không điều hòa. Không quạt điện. Du khách không còn cách nào khác là phải mở hết cửa phòng khách sạn trong cái nóng 38 độ C. Chưa kể, khách phải đi cầu thang bộ cả chục tầng vì thang máy không hoạt động.
Nhiều gara ôtô tự động cũng đành đóng cửa, hoặc nâng hết thanh chắn cho khách ra vào miễn phí vì máy tính tiền không hoạt động.
Hàng nghìn cửa hàng phải đóng cửa vì không thể thanh toán, kể cả bằng tiền mặt, khi mất điện.
Mất điện cũng là dịp để nhiều doanh nghiệp Mỹ thể hiện sự hào phóng. Các hiệu sách, cửa hàng, tiệm cà phê ở những chỗ may mắn không mất điện còn treo biển thông báo mời bất cứ ai nhà mất điện và muốn tránh nóng có thể vào tá túc tạm thời cho đến khi đóng cửa. Giờ mở cửa cũng được kéo dài hơn thường lệ.
Một trong những nguyên nhân khiến các khu vực ở vùng Đông Bắc dễ mất điện và mất điện lâu là vì đường dây điện đi ngay dưới cây cối lớn.
Một thợ điện Việt Nam có lẽ sẽ rất khó hiểu về điều này vì rủi ro cây đổ trong bão gây mất điện là rất lớn. Có lẽ vì vùng này ít giông bão, và người Mỹ ngại chặt cây cối chỉ để bảo vệ đường dây điện.
Mất điện, vì thế, thực sự là thảm họa với người Mỹ. Dễ hiểu vì sao người Mỹ sợ khủng bố mạng đến thế.
Các cơ quan an ninh Mỹ mấy năm gần đây lúc nào cũng canh cánh nỗi lo khủng bố tấn công vào mạng điều khiển hệ thống cơ sở hạ tầng quốc gia, làm mất điện, nước, khí đốt ở phạm vi rộng.
May là chuyện khủng bố chưa xảy ra, hoặc đã có nhưng cơ quan chức năng đều ngăn chặn được.
Có lẽ, người Mỹ cần học cách để ít phụ thuộc vào điện, và đặc biệt là máy tính./.
Đỗ Thúy/Washington (Vietnam+)