Mitsubishi Electric phát triển máy in 3D sản xuất các bộ phận tên lửa

Mitsubishi Electric đặt mục tiêu thương mại hóa sản phẩm máy in 3D mới vào năm 2029 với kỳ vọng đón đầu nhu cầu từ các nhà sản xuất đang tìm kiếm các bộ phận nhẹ hơn cho thiết bị của mình.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Mitsubishi Electric)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Mitsubishi Electric)

Công ty Mitsubishi Electric của Nhật Bản cho biết đã phát triển loại máy in 3D đặc biệt có thể xử lý các hợp kim magie dễ cháy, với mục tiêu sản xuất các bộ phận cho các phương tiện cần giảm trọng lượng như xe điện và tên lửa.

Các loại máy in 3D trong ngành trước đây sử dụng hệ thống nấu chảy bột kim loại với nhiệt độ cao có nguy cơ gây cháy nổ. Nhưng loại máy in mới của Mitsubishi áp dụng phương pháp sử dụng nhiệt của tia laser để làm nóng chảy dây hợp kim magie, giúp tăng độ an toàn.

Loại máy in này dự kiến sẽ được sử dụng trong sản xuất các bộ phận cho xe điện (EV), tên lửa.

Mitsubishi phát triển sản phẩm với sự hợp tác của Đại học Kumamoto, công ty vật liệu Toho Metals và Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA).

Trong đó, Mitsubishi Electric chịu trách nhiệm về chế tạo máy in, Đại học Kumamoto chịu trách nhiệm về thành phần của hợp kim magie, Toho Metals chịu trách nhiệm phát triển quy trình sản xuất dây hợp kim và JAXA chịu trách nhiệm đánh giá hiệu suất của các bộ phận tên lửa được tạo hình.

Trọng lượng của xe điện và tên lửa có liên quan trực tiếp đến phạm vi hoạt động. Hợp kim magiê nhẹ và bền hơn sắt hoặc nhôm, nên khi sử dụng các bộ phận từ hợp kim magie sẽ giúp phương tiện giảm trọng lượng và có thể tăng phạm vi hoạt động.

Mitsubishi Electric đặt mục tiêu thương mại hóa sản phẩm máy in 3D mới vào năm 2029 với kỳ vọng đón đầu nhu cầu từ các nhà sản xuất đang tìm kiếm các bộ phận nhẹ hơn cho thiết bị của mình./.

(TTXVN/Vietnam+)

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam-Armenia

Quang cảnh Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam-Armenia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 2/4 theo giờ địa phương, tại thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam-Armenia.

Doanh nghiệp cần vay nhiều vốn và cần những ưu đãi về chính sách cụ thể hơn từ Chính phủ. (Ảnh: TTXVN phát)

Những kỳ vọng của doanh nghiệp tư nhân

Các doanh nghiệp mong muốn tiếp tục tháo gỡ các rào cản pháp lý, thuận lợi hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn, đất đai, cũng như đảm bảo một môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng.

Kinh tế tư nhân không ngừng lớn mạnh sẽ là một trong những nhân tố chính tạo nên sự tăng trưởng kinh tế nhanh. (Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN)

Vững mạnh cùng kinh tế đất nước

Tồn tại dưới các hình thức như doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, các hộ kinh doanh cá thể, lịch sử Việt Nam đã ghi nhận dấu ấn kinh tế tư nhân và tên tuổi những gia tộc thương gia từ rất sớm.