Tỉnh An Giang vừa triển khai đề tài “Xây dựng mô hình sản xuất nấm bào ngư và trồng rau mầm từ phế liệu phi nấm” tại 10 hộ thử nghiệm ở huyện Phú Tân và thành phố Long Xuyên.
Mô hình nhằm tạo ra phong phú sản phẩm rau sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ người tiêu dùng và nâng cao thu nhập cho người dân tham gia trồng.
Đề tài nghiên cứu do kỹ sư Nguyễn Thanh Tùng - Hội Nông dân tỉnh An Giang thực hiện trong 7 tháng, từ tháng 11/2011 đến tháng 5/2012. Qua đó tập huấn trong 10 ngày cho 60 nông dân nắm vững về quy trình kỹ thuật trồng nấm bào ngư và trồng thử nghiệm rau mầm theo quy trình mới bằng phương pháp sử dụng mạt cưa để trồng nấm bào ngư, sau đó tận dụng phế liệu từ mạt cưa thải ra sau khi thu hoạch nấm để trồng rau mầm.
Từ đề tài nghiên cứu đã chọn 10 hộ trồng thử nghiệm và hỗ trợ không hoàn lại 30% kinh phí sản xuất từ ngân sách sự nghiệp khoa học, bằng hiện vật cho mỗi hộ 1.000 bịch phôi nấm bào ngư và 100 vỉ trồng rau mầm. Sau khi nghiên cứu thử nghiệm thành công sẽ triển khai đại trà, tạo việc làm tăng thêm thu nhập cho cộng đồng tham gia.
Nấm bào ngư và rau mầm trồng theo phương pháp này sẽ cho ra sản phẩm rau sạch có giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế cao, được tiêu thụ mạnh trên thị trường với giá bán rất cao, nhưng sản lượng sản xuất ra chưa nhiều, chỉ mới đáp ứng cho các siêu thị.
Đây còn là các loại cây dễ trồng, có thời gian sinh trưởng ngắn, nhanh thu hồi vốn và lãi, thích hợp với hộ ít vốn hoặc không có đất sản xuất tận dụng nhà kho, hay sân thượng, đất quanh nhà… đặc biệt tạo việc làm tốt cho lao động nhàn rỗi, người lớn tuổi hay trẻ em cũng trồng được./.
Mô hình nhằm tạo ra phong phú sản phẩm rau sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ người tiêu dùng và nâng cao thu nhập cho người dân tham gia trồng.
Đề tài nghiên cứu do kỹ sư Nguyễn Thanh Tùng - Hội Nông dân tỉnh An Giang thực hiện trong 7 tháng, từ tháng 11/2011 đến tháng 5/2012. Qua đó tập huấn trong 10 ngày cho 60 nông dân nắm vững về quy trình kỹ thuật trồng nấm bào ngư và trồng thử nghiệm rau mầm theo quy trình mới bằng phương pháp sử dụng mạt cưa để trồng nấm bào ngư, sau đó tận dụng phế liệu từ mạt cưa thải ra sau khi thu hoạch nấm để trồng rau mầm.
Từ đề tài nghiên cứu đã chọn 10 hộ trồng thử nghiệm và hỗ trợ không hoàn lại 30% kinh phí sản xuất từ ngân sách sự nghiệp khoa học, bằng hiện vật cho mỗi hộ 1.000 bịch phôi nấm bào ngư và 100 vỉ trồng rau mầm. Sau khi nghiên cứu thử nghiệm thành công sẽ triển khai đại trà, tạo việc làm tăng thêm thu nhập cho cộng đồng tham gia.
Nấm bào ngư và rau mầm trồng theo phương pháp này sẽ cho ra sản phẩm rau sạch có giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế cao, được tiêu thụ mạnh trên thị trường với giá bán rất cao, nhưng sản lượng sản xuất ra chưa nhiều, chỉ mới đáp ứng cho các siêu thị.
Đây còn là các loại cây dễ trồng, có thời gian sinh trưởng ngắn, nhanh thu hồi vốn và lãi, thích hợp với hộ ít vốn hoặc không có đất sản xuất tận dụng nhà kho, hay sân thượng, đất quanh nhà… đặc biệt tạo việc làm tốt cho lao động nhàn rỗi, người lớn tuổi hay trẻ em cũng trồng được./.
Thu Trang (TTXVN/Vietnam+)