Qua 4 năm (2009-2012) triển khai và thực hiện cho thấy, bảo hiểm thất nghiệp là một chính sách an sinh xã hội hiệu quả, mang nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, đây là chính sách mới nên đã nảy sinh nhiều vấn đề cần kịp thời nghiên cứu, sửa đổi.
Đây là chủ để chính của Hội thảo “Bảo hiểm thất nghiệp - Thực trạng và các khuyến nghị chính sách” do Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức ngày 1/3, tại TP Hồ Chí Minh.
Kết dư quỹ cao
Theo bà Đỗ Thị Xuân Phương, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, số thu bảo hiểm thất nghiệp không ngừng tăng qua các năm cả về số người và số tiền. Năm 2009 số người tham gia gần 6 triệu người với hơn 3.500 tỉ đồng thì đến năm 2012 có 8,3 triệu người tham gia với số tiền gần 8.000 tỉ đồng.
Đến cuối năm 2011, kết dư quỹ là gần 15.600 tỉ đồng, ước tính hết năm 2012 là 24.000 tỉ đồng.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đại Đồng, Cục trưởng Cục việc làm, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, chỉ tính riêng năm 2012, số người đăng ký thất nghiệp lên đến gần 500.000 người nhưng chỉ có hơn 420.000 người được hưởng trợ cấp thất nghiệp, gần 5.000 người được hỗ trợ học nghề.
Độ tuổi bị mất việc nhiều nhất là từ 25-40 tuổi, nữ giới có nguy cơ mất việc làm cao hơn nam giới. Hàng tháng, số người được hỗ trợ nghề trên tổng số người có quyết định được hưởng bảo hiểm thất nghiệp cũng rất thấp, đạt 0,17% năm 2010 và 1,13% trong năm 2012.
Chính sách bảo hiểm thất nghiệp là nhằm bảo bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi mất việc, hỗ trợ họ học nghề, tìm kiếm việc làm mới. Rõ ràng qua số liệu trên cho thấy, bảo hiểm thất nghiệp chưa đạt được kết quả như mong muốn khi mà kết dư quỹ rất cao nhưng số người được học nghề lại không được bao nhiêu.
Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng kết dư qua các năm đều cao, nhưng chi cho việc học nghề còn thấp, hiệu quả hạn chế, người lao động chỉ quan tâm đến tiền trợ cấp.
Mở rộng đối tượng tham gia
Ông Bùi Sỹ Lợi còn cho rằng, hiện không thống kê được số lao động quay trở lại thị trường lao động, quy trình giải quyết bảo hiểm thất nghiệp còn chậm, còn sai sót, gây khó khăn cho người lao động.
Bảo hiểm xã hội nói chung và bảo hiểm thất nghiệp nói riêng đang đứng trước yêu cầu phải đẩy mạnh cải cách và đổi mới theo hướng mở rộng đối tượng bao phủ, thuận lợi cho người lao động, đặc biệt là nhóm lao động trong khu vực phi chính thức.
Tham luận gửi tới hội thảo của ông Đặng Như Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng cho rằng giải quyết việc làm gắn với bảo hiểm thất nghiệp cần tránh chia cắt, phân chia chế độ quản lý chính sách trên một chủ thể, gây tốn kém, phiền phức và thiếu chặt chẽ như hiện nay.
Cần mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp chứ không chỉ tập trung cho loại hình bắt buộc mà còn phải có tự nguyện, ngoài chính thức còn có khu vực phi chính thức.
Theo khuyến nghị của bà Ngô Thị Loan, Điều phối viên quốc gia về bảo hiểm thất nghiệp của ILO tại Việt Nam mô hình bảo vệ người thất nghiệp trên thế giới, bên cạnh những nét tương đồng cũng có sự khác biệt nhất định.
Ở Việt Nam, mức đóng 1% quỹ bảo hiểm thất nghiệp được chia đều cho người lao động, doanh nghiệp và Chính phủ nhưng ở Mỹ, chỉ có doanh nghiệp đóng 3,2%; ở Nhật Bản, người lao động chỉ đóng 0,6% còn Chính phủ phải đóng 25% tổng mức chi.
ILO cho rằng, bản thân bảo hiểm xã hội đã có những hạn chế nhất định đối với lao động khu vực kinh tế phi chính thức. Các nhóm dễ bị tổn thương cần được quan tâm là lao động thời vụ, lao động giúp việc gia đình, lao động nước ngoài tìm việc lần đầu, người tự doanh…
Do vậy, cần mở rộng phạm vi tham gia, bao gồm cả lao động với hợp đồng lao động dưới 12 tháng và những đơn vị sử dụng dưới 10 lao động. Đây cũng là đề nghị của ông Nguyễn Văn Xê, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh./.
Đây là chủ để chính của Hội thảo “Bảo hiểm thất nghiệp - Thực trạng và các khuyến nghị chính sách” do Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức ngày 1/3, tại TP Hồ Chí Minh.
Kết dư quỹ cao
Theo bà Đỗ Thị Xuân Phương, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, số thu bảo hiểm thất nghiệp không ngừng tăng qua các năm cả về số người và số tiền. Năm 2009 số người tham gia gần 6 triệu người với hơn 3.500 tỉ đồng thì đến năm 2012 có 8,3 triệu người tham gia với số tiền gần 8.000 tỉ đồng.
Đến cuối năm 2011, kết dư quỹ là gần 15.600 tỉ đồng, ước tính hết năm 2012 là 24.000 tỉ đồng.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đại Đồng, Cục trưởng Cục việc làm, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, chỉ tính riêng năm 2012, số người đăng ký thất nghiệp lên đến gần 500.000 người nhưng chỉ có hơn 420.000 người được hưởng trợ cấp thất nghiệp, gần 5.000 người được hỗ trợ học nghề.
Độ tuổi bị mất việc nhiều nhất là từ 25-40 tuổi, nữ giới có nguy cơ mất việc làm cao hơn nam giới. Hàng tháng, số người được hỗ trợ nghề trên tổng số người có quyết định được hưởng bảo hiểm thất nghiệp cũng rất thấp, đạt 0,17% năm 2010 và 1,13% trong năm 2012.
Chính sách bảo hiểm thất nghiệp là nhằm bảo bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi mất việc, hỗ trợ họ học nghề, tìm kiếm việc làm mới. Rõ ràng qua số liệu trên cho thấy, bảo hiểm thất nghiệp chưa đạt được kết quả như mong muốn khi mà kết dư quỹ rất cao nhưng số người được học nghề lại không được bao nhiêu.
Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng kết dư qua các năm đều cao, nhưng chi cho việc học nghề còn thấp, hiệu quả hạn chế, người lao động chỉ quan tâm đến tiền trợ cấp.
Mở rộng đối tượng tham gia
Ông Bùi Sỹ Lợi còn cho rằng, hiện không thống kê được số lao động quay trở lại thị trường lao động, quy trình giải quyết bảo hiểm thất nghiệp còn chậm, còn sai sót, gây khó khăn cho người lao động.
Bảo hiểm xã hội nói chung và bảo hiểm thất nghiệp nói riêng đang đứng trước yêu cầu phải đẩy mạnh cải cách và đổi mới theo hướng mở rộng đối tượng bao phủ, thuận lợi cho người lao động, đặc biệt là nhóm lao động trong khu vực phi chính thức.
Tham luận gửi tới hội thảo của ông Đặng Như Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng cho rằng giải quyết việc làm gắn với bảo hiểm thất nghiệp cần tránh chia cắt, phân chia chế độ quản lý chính sách trên một chủ thể, gây tốn kém, phiền phức và thiếu chặt chẽ như hiện nay.
Cần mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp chứ không chỉ tập trung cho loại hình bắt buộc mà còn phải có tự nguyện, ngoài chính thức còn có khu vực phi chính thức.
Theo khuyến nghị của bà Ngô Thị Loan, Điều phối viên quốc gia về bảo hiểm thất nghiệp của ILO tại Việt Nam mô hình bảo vệ người thất nghiệp trên thế giới, bên cạnh những nét tương đồng cũng có sự khác biệt nhất định.
Ở Việt Nam, mức đóng 1% quỹ bảo hiểm thất nghiệp được chia đều cho người lao động, doanh nghiệp và Chính phủ nhưng ở Mỹ, chỉ có doanh nghiệp đóng 3,2%; ở Nhật Bản, người lao động chỉ đóng 0,6% còn Chính phủ phải đóng 25% tổng mức chi.
ILO cho rằng, bản thân bảo hiểm xã hội đã có những hạn chế nhất định đối với lao động khu vực kinh tế phi chính thức. Các nhóm dễ bị tổn thương cần được quan tâm là lao động thời vụ, lao động giúp việc gia đình, lao động nước ngoài tìm việc lần đầu, người tự doanh…
Do vậy, cần mở rộng phạm vi tham gia, bao gồm cả lao động với hợp đồng lao động dưới 12 tháng và những đơn vị sử dụng dưới 10 lao động. Đây cũng là đề nghị của ông Nguyễn Văn Xê, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh./.
Trần Xuân Tình (TTXVN)