Nhân kỷ niệm 66 năm Quốc khánh 2/9, lần đầu tiên, một cuộc triển lãm mỹ thuật đồ họa "Dấu ấn cuộc sống" đã được tổ chức tại 15 đường Lê Lợi, thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế) nhằm giới thiệu đến công chúng yêu mỹ thuật những tác phẩm hội họa kết hợp giữa mỹ thuật với công nghệ đồ họa.
Triển lãm trưng bày 51 tác phẩm của 27 tác giả đến từ 3 thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế và 2 họa sĩ đến từ Thái Lan.
Các tác phẩm được thể hiện bằng các kỹ thuật và hình thức như: khắc gỗ hiện đại, tranh in đa kỹ thuật (mix technique), tranh đồ họa đa chất liệu (mix media), đồ họa sắp đặt (printmaking installation)... của các nghệ sỹ 3 miền Việt Nam và Thái Lan.
Người xem có thể bắt gặp ký ức của mình đâu đó qua những bức tranh phác họa trời mưa, bãi biển, hoàng hôn hay bỡ ngỡ vì những nét văn hóa dân tộc được kết hợp nhuần nhuyễn trong hơi thở hiện đại nhưng không kém phần triết lý.
Bên cạnh đó, có nhiều khoảng lặng khi thấy những bức rèm vải, thùng carton cùng hàng trăm mảnh ghép kéo dài từ xung quanh vào bên trong như chuỗi ngày của cuộc đời.
Tiêu biểu các tác phẩm như: "Khởi nguồn" (của Nguyễn Hiền Lê), "Hạnh phúc" (Nguyễn Thị Hải Hòa), "Chợ vùng cao" (Nguyễn Xuân Cường), "Rừng khóc" (Nguyễn Khắc Tài), "Chợ quê" (Phạm Khắc Quang), "Ở xưởng đúc đồng" (Trần Quang Thắng), hoặc "Hoa văn" (Ngô Đình Bảo Vi), "Tuổi thơ" (Trần Khánh Nam Phong)...
Đây là những tác phẩm mỹ thuật có sự ứng dụng của công nghệ đồ họa, vốn là lĩnh vực ít được mọi người biết đến. Triễn lãm cũng là cơ hội để các sinh viên của các trường Đại học nghệ thuật, người yêu thích mỹ thuật, nghệ sĩ có cái nhìn, quan niệm mới hơn về đồ họa - bộ môn mới trong mỹ thuật hiện đại.
Triển lãm kéo dài đến hết ngày 17/9./.
Triển lãm trưng bày 51 tác phẩm của 27 tác giả đến từ 3 thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế và 2 họa sĩ đến từ Thái Lan.
Các tác phẩm được thể hiện bằng các kỹ thuật và hình thức như: khắc gỗ hiện đại, tranh in đa kỹ thuật (mix technique), tranh đồ họa đa chất liệu (mix media), đồ họa sắp đặt (printmaking installation)... của các nghệ sỹ 3 miền Việt Nam và Thái Lan.
Người xem có thể bắt gặp ký ức của mình đâu đó qua những bức tranh phác họa trời mưa, bãi biển, hoàng hôn hay bỡ ngỡ vì những nét văn hóa dân tộc được kết hợp nhuần nhuyễn trong hơi thở hiện đại nhưng không kém phần triết lý.
Bên cạnh đó, có nhiều khoảng lặng khi thấy những bức rèm vải, thùng carton cùng hàng trăm mảnh ghép kéo dài từ xung quanh vào bên trong như chuỗi ngày của cuộc đời.
Tiêu biểu các tác phẩm như: "Khởi nguồn" (của Nguyễn Hiền Lê), "Hạnh phúc" (Nguyễn Thị Hải Hòa), "Chợ vùng cao" (Nguyễn Xuân Cường), "Rừng khóc" (Nguyễn Khắc Tài), "Chợ quê" (Phạm Khắc Quang), "Ở xưởng đúc đồng" (Trần Quang Thắng), hoặc "Hoa văn" (Ngô Đình Bảo Vi), "Tuổi thơ" (Trần Khánh Nam Phong)...
Đây là những tác phẩm mỹ thuật có sự ứng dụng của công nghệ đồ họa, vốn là lĩnh vực ít được mọi người biết đến. Triễn lãm cũng là cơ hội để các sinh viên của các trường Đại học nghệ thuật, người yêu thích mỹ thuật, nghệ sĩ có cái nhìn, quan niệm mới hơn về đồ họa - bộ môn mới trong mỹ thuật hiện đại.
Triển lãm kéo dài đến hết ngày 17/9./.
Quốc Việt (TTXVN/Vietnam+)