Ông Võ Ngọc Diệp, xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, là một trong những nhà vườn đi tiên phong trong phong trào trồng thanh long theo hướng an toàn sạch bệnh, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Trước đây, trên diện tích 1ha đất, ông Võ Ngọc Diệp chủ yếu trồng nhãn, nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Sau nhiều lần suy nghĩ, ông quyết định chọn cây thanh long để trồng và chuyển toàn bộ diện tích 1ha trồng nhãn sang trồng thanh long.
Dù chỉ mới có 5 năm gắn bó với cây thanh long, nhưng ông Võ Ngọc Diệp đã biến vườn thanh long của mình thành một trong những mô hình kiểu mẫu về sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, GAP (Thực hành nông nghiệp tốt), được một số đoàn khách trong và ngoài nước đến tham quan trong dịp Festival trái cây Việt Nam tổ chức tại Tiền Giang vừa qua.
Trước khi bắt tay vào trồng thanh long, ông Diệp đã lặn lội ra tận Bình Thuận - "Vương quốc" của loại cây trồng này để học hỏi kỹ thuật và cách làm của những nhà vườn có nhiều kinh nghiệm trồng thanh long.
Đúc rút được một vài kinh nghiệm sau những lần đi học hỏi, nhưng giai đoạn đầu ông Diệp cũng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ tính cần cù, chịu khó học hỏi, nghiên cứu áp dụng kỹ thuật trồng thanh long theo phương pháp mới, chỉ sau vài năm trồng, vườn thanh long của ông đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Hiện nay, 1ha trồng thanh long của ông cho sản lượng khoảng 20 tấn trái, thu lãi khoảng 150 triệu đồng/năm.
Tại vườn thanh long của ông Diệp, những kỹ thuật về bón phân hữu cơ, kỹ thuật tạo ra sản phẩm đồng đều, sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn được ông Diệp tuân thủ nghiêm ngặt. Nhờ đó, chất lượng trái thanh long được nâng lên.
Kết quả phân tích của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam đối với mẫu trái thanh long của vườn ông Diệp cho thấy, trái thanh long ngọt hơn, vỏ dày hơn, thịt mềm hơn vườn đối chứng của Viện.
Khi dự án sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn GlobalGAP được triển khai, ông Diệp không ngần ngại hưởng ứng. Ông còn vận động bà con tham gia vào tổ hợp tác thanh long Lương Phú ở xã Lương Hòa Lạc, được thành lập vào tháng 5/2009, do ông làm tổ trưởng.
Thanh long được trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP, cây sẽ khỏe hơn, chất lượng trái tốt hơn và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo đà cho trái thanh long ở địa phương có cơ hội xuất khẩu ngày càng nhiều sang thị trường nước ngoài./.
Trước đây, trên diện tích 1ha đất, ông Võ Ngọc Diệp chủ yếu trồng nhãn, nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Sau nhiều lần suy nghĩ, ông quyết định chọn cây thanh long để trồng và chuyển toàn bộ diện tích 1ha trồng nhãn sang trồng thanh long.
Dù chỉ mới có 5 năm gắn bó với cây thanh long, nhưng ông Võ Ngọc Diệp đã biến vườn thanh long của mình thành một trong những mô hình kiểu mẫu về sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, GAP (Thực hành nông nghiệp tốt), được một số đoàn khách trong và ngoài nước đến tham quan trong dịp Festival trái cây Việt Nam tổ chức tại Tiền Giang vừa qua.
Trước khi bắt tay vào trồng thanh long, ông Diệp đã lặn lội ra tận Bình Thuận - "Vương quốc" của loại cây trồng này để học hỏi kỹ thuật và cách làm của những nhà vườn có nhiều kinh nghiệm trồng thanh long.
Đúc rút được một vài kinh nghiệm sau những lần đi học hỏi, nhưng giai đoạn đầu ông Diệp cũng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ tính cần cù, chịu khó học hỏi, nghiên cứu áp dụng kỹ thuật trồng thanh long theo phương pháp mới, chỉ sau vài năm trồng, vườn thanh long của ông đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Hiện nay, 1ha trồng thanh long của ông cho sản lượng khoảng 20 tấn trái, thu lãi khoảng 150 triệu đồng/năm.
Tại vườn thanh long của ông Diệp, những kỹ thuật về bón phân hữu cơ, kỹ thuật tạo ra sản phẩm đồng đều, sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn được ông Diệp tuân thủ nghiêm ngặt. Nhờ đó, chất lượng trái thanh long được nâng lên.
Kết quả phân tích của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam đối với mẫu trái thanh long của vườn ông Diệp cho thấy, trái thanh long ngọt hơn, vỏ dày hơn, thịt mềm hơn vườn đối chứng của Viện.
Khi dự án sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn GlobalGAP được triển khai, ông Diệp không ngần ngại hưởng ứng. Ông còn vận động bà con tham gia vào tổ hợp tác thanh long Lương Phú ở xã Lương Hòa Lạc, được thành lập vào tháng 5/2009, do ông làm tổ trưởng.
Thanh long được trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP, cây sẽ khỏe hơn, chất lượng trái tốt hơn và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo đà cho trái thanh long ở địa phương có cơ hội xuất khẩu ngày càng nhiều sang thị trường nước ngoài./.
Công Trí (TTXVN/Vietnam+)