Trò chơi dân gian trẻ em đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ người Việt Nam, góp phần nuôi dưỡng, bồi đắp tình yêu quê hương đất nước.
Trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam, trò chơi dân gian trẻ em có một vị trí khá quan trọng, góp phần tạo nên diện mạo văn hóa truyền thống dân tộc.
Trò chơi dân gian trẻ em ra đời và gắn liền cùng môi trường sống vốn rất gần gũi với thiên nhiên và con người Việt Nam để rồi tác động không nhỏ đến sự phát triển cả về thể chất, tâm hồn và trí tuệ các em.
Trò chơi trẻ em Việt Nam thường bắt nguồn từ những bài đồng dao, một thể loại văn vần độc đáo của dân tộc. Đấy là những bài ca có nhịp điệu đơn giản gieo vần một cách thoải mái, có thể ngắn dài bất kỳ hoặc lặp đi lặp lại không dứt. Mỗi trò lại có một quy luật riêng, mang những sắc thái khác nhau khiến trẻ em chơi suốt ngày mà không thấy chán.
Chơi chọi gà là một trong những thú chơi được trẻ em thích thú vì không chỉ nó là con vật gần gũi với đời sống của trẻ mà nó còn mang ý nghĩa như một chiến binh khát vọng chiến thắng: “Con gà cục tác cục ta/ Hay đỗ đầu hè hay chạy rông rông/ Má gà thì đỏ hồng hồng/ Cái mỏ thì nhịn, cái mồng thì tươi/ Cái chân hay đạp hay bơi/ Cái cánh hay vỗ lên trời gió bay."
Hay bài đồng dao của trò chơi ô ăn quan: “Hàng trầu hàng cau/ Là hàng con gái/ Hàng bánh hàng trái/ Là hàng bà già/ Hàng hương hàng hoa/ Là hàng cúng Phật...”. Vì đặc tính của trò chơi rất đơn giản, chỉ là những hòn sỏi được rải trên nền đất và khi chơi phải đếm từng hòn sỏi một nên nó là trò chơi hiền lành, không đòi hỏi nhiều lắm vào trí tuệ, sức lực nhưng lại yêu cầu tính kiên nhẫn nên người chơi chủ yếu là các em gái.
Rồng rắn lên mây là trò chơi gắn với đồng dao nhằm rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, phát huy tinh thần đoàn kết, tôn trọng kỷ luật và khả năng đối đáp, có liên quan đến nghi thức cầu mưa của cư dân nông nghiệp: “Rồng rắn lên mây/ Có cây núc nắc/ Có nhà khiển binh/ Hỏi thăm thầy thuốc có nhà hay không...”
"Cây mốt, cây mai, lá trai, lá hến, con nhện chăng tơ, quả mơ có hạt...” là bài đồng dao mà các cô bé thường hát để chơi chuyền. Đây là trò chơi chủ yếu dành cho bé gái, dụng cụ là một quả bóng (có thể được thay bằng một hòn đá hoặc quả ổi xanh) và 10 que tre được vót tròn (có thể thay bằng đũa).
“Cút ca cút kít/ Làm ít ăn nhiều/ Nằm đâu ngủ đấy/ Nó lấy mất cưa/ Lấy gì mà kéo...” là bài đồng dao của trò chơi quay (cù) cũng được trẻ em yêu thích. Ta có thể bắt gặp những đứa trẻ túm năm tụm ba, bỏ quên hết nhọc nhằn của cuộc sống, những bài học khó để cuốn theo vòng xoáy của những con quay.
Đẩy gậy có nhiều nét tương đồng và gần gũi với môn thi đấu vật hay chọi trâu của người lớn.
Trò kéo co cũng thể hiện tinh thần thượng võ, rèn luyện thể lực và sự nhanh nhẹn, khéo léo.
Các trò chơi dân gian Việt Nam thường đơn giản, không cầu kỳ, tốn kém nên có thể dễ dàng chơi mọi lúc, mọi nơi, dụng cụ dễ kiếm, dễ làm, chủ yếu lấy từ trong tự nhiên, thậm chí chỉ là cái gậy, hòn đá, hòn bi chúng có thể nhặt trong vườn, dưới ruộng là có thể lập được một hội chơi./.
Trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam, trò chơi dân gian trẻ em có một vị trí khá quan trọng, góp phần tạo nên diện mạo văn hóa truyền thống dân tộc.
Trò chơi dân gian trẻ em ra đời và gắn liền cùng môi trường sống vốn rất gần gũi với thiên nhiên và con người Việt Nam để rồi tác động không nhỏ đến sự phát triển cả về thể chất, tâm hồn và trí tuệ các em.
Trò chơi trẻ em Việt Nam thường bắt nguồn từ những bài đồng dao, một thể loại văn vần độc đáo của dân tộc. Đấy là những bài ca có nhịp điệu đơn giản gieo vần một cách thoải mái, có thể ngắn dài bất kỳ hoặc lặp đi lặp lại không dứt. Mỗi trò lại có một quy luật riêng, mang những sắc thái khác nhau khiến trẻ em chơi suốt ngày mà không thấy chán.
Chơi chọi gà là một trong những thú chơi được trẻ em thích thú vì không chỉ nó là con vật gần gũi với đời sống của trẻ mà nó còn mang ý nghĩa như một chiến binh khát vọng chiến thắng: “Con gà cục tác cục ta/ Hay đỗ đầu hè hay chạy rông rông/ Má gà thì đỏ hồng hồng/ Cái mỏ thì nhịn, cái mồng thì tươi/ Cái chân hay đạp hay bơi/ Cái cánh hay vỗ lên trời gió bay."
Hay bài đồng dao của trò chơi ô ăn quan: “Hàng trầu hàng cau/ Là hàng con gái/ Hàng bánh hàng trái/ Là hàng bà già/ Hàng hương hàng hoa/ Là hàng cúng Phật...”. Vì đặc tính của trò chơi rất đơn giản, chỉ là những hòn sỏi được rải trên nền đất và khi chơi phải đếm từng hòn sỏi một nên nó là trò chơi hiền lành, không đòi hỏi nhiều lắm vào trí tuệ, sức lực nhưng lại yêu cầu tính kiên nhẫn nên người chơi chủ yếu là các em gái.
Rồng rắn lên mây là trò chơi gắn với đồng dao nhằm rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, phát huy tinh thần đoàn kết, tôn trọng kỷ luật và khả năng đối đáp, có liên quan đến nghi thức cầu mưa của cư dân nông nghiệp: “Rồng rắn lên mây/ Có cây núc nắc/ Có nhà khiển binh/ Hỏi thăm thầy thuốc có nhà hay không...”
"Cây mốt, cây mai, lá trai, lá hến, con nhện chăng tơ, quả mơ có hạt...” là bài đồng dao mà các cô bé thường hát để chơi chuyền. Đây là trò chơi chủ yếu dành cho bé gái, dụng cụ là một quả bóng (có thể được thay bằng một hòn đá hoặc quả ổi xanh) và 10 que tre được vót tròn (có thể thay bằng đũa).
“Cút ca cút kít/ Làm ít ăn nhiều/ Nằm đâu ngủ đấy/ Nó lấy mất cưa/ Lấy gì mà kéo...” là bài đồng dao của trò chơi quay (cù) cũng được trẻ em yêu thích. Ta có thể bắt gặp những đứa trẻ túm năm tụm ba, bỏ quên hết nhọc nhằn của cuộc sống, những bài học khó để cuốn theo vòng xoáy của những con quay.
Đẩy gậy có nhiều nét tương đồng và gần gũi với môn thi đấu vật hay chọi trâu của người lớn.
Trò kéo co cũng thể hiện tinh thần thượng võ, rèn luyện thể lực và sự nhanh nhẹn, khéo léo.
Các trò chơi dân gian Việt Nam thường đơn giản, không cầu kỳ, tốn kém nên có thể dễ dàng chơi mọi lúc, mọi nơi, dụng cụ dễ kiếm, dễ làm, chủ yếu lấy từ trong tự nhiên, thậm chí chỉ là cái gậy, hòn đá, hòn bi chúng có thể nhặt trong vườn, dưới ruộng là có thể lập được một hội chơi./.
Phương Dung (TTXVN/Vietnam+)