Ngày 20/6, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã ban bố quy chế "thảm họa thiên nhiên" tại thành phố Lourdes, miền Tây Nam nước Pháp, nơi lũ lụt đã làm ít nhất ba người thiệt mạng.
Thành phố hành hương nổi tiếng này đang phải đối mặt với lụt lội nghiêm trọng, nguyên nhân do mưa bão lớn cùng với tuyết tan trên dãy núi Pyrenees đã làm nước sông chảy qua thành phố tràn bờ và dâng cao 5m. Mặc dù các biện pháp an toàn đã được triển khai, nhưng hàng nghìn tín đồ hành hương vẫn phải sơ tán khỏi khách sạn.
Theo đánh giá của chính quyền địa phương, thiệt hại kinh tế từ trận lụt lội này tương đương với thiệt hại từ trận lụt hồi tháng 10 năm ngoái, khi đó Lourdes mất 1,3 triệu euro, đó là còn chưa tính đến chi phí dọn dẹp sau trận lụt.
Mưa lớn và mưa đá còn phá hủy 300 nghìn hécta đất trồng nho nguyên liệu ở khu vực thung lũng sông Loire. Theo ước tính của cơ quan nông nghiệp địa phương, thiệt hại lên tới gần nửa triệu euro.
Nước láng giềng của Pháp là Thụy Sĩ cũng đang chịu hậu quả nặng nề từ bão rớt. Gió mạnh, vận tốc đến 130 km/h gây ra lụt kèm theo mưa đá to đến 2 cm làm tê liệt sân bay quốc tế Geneva trong 20 phút, nhiều chuyến bay bị hoãn, một máy bay buộc phải chuyển hướng hạ cánh xuống sân bay Pháp. Kênh truyền hình SRF đưa tin, có ít nhất 6 người bị thương do cây gãy đổ tại thành phố Biel.
Trong lúc này, khi còn chưa hoàn toàn giải quyết xong hậu quả của trận lụt lịch sử hồi đầu tháng 6, các nước châu Âu và đặc biệt là khu vực Balkan lại đã phải đối mặt với đợt nắng nóng bất thường. Theo báo chí địa phương, ngày 20/6, nhiệt độ tại các nước Balkan như Serbia, Bosnia-Herzegovina, Macedonia, Montenegro, Croatia đã lên tới 40 độ C. Cộng hòa Séc và Áo cũng ghi nhận kỷ lục nhiệt độ cao vào mùa hè của nhiều năm qua.
Nắng nóng bất thường khiến hàng trăm người phải nhập viện tại Belgrade, thủ đô Serbia. Các cơ quan chức năng của Bosnia-Herzegovina đã cảnh báo người dân về tình hình nhiệt độ cao bất thường vẫn sẽ còn tiếp diễn. Còn Macedonia đã đưa mức báo động về thời tiết nắng nóng lên mức vàng.
Tại Séc, một nửa các trạm thiên văn của cả nước ghi nhận nhiệt độ ngày 20/6 đạt mức kỷ lục, cao nhất là tại thủ đô Praha, nơi cột thủy ngân chỉ 36,5 độ C. Theo dự báo, đợt nắng nóng bất thường này sẽ còn kéo dài đến hết tuần.
Nhiệt độ tại Áo mùa hè năm nay đã phá mọi kỷ lục của ngành dự báo thời tiết nước này. Gần như trên cả nước, nhiệt độ đều vượt quá 30 độ C, cá biệt có nơi lên đến 38 độ C, trong khi mọi năm nhiệt độ trung bình vào tháng 6 tại nước này chỉ từ 15-25 độ C. Do nắng nóng, các bể bơi công cộng tại các thành phố lớn đều quá tải. Một bất tiện nữa cho người dân Áo là Cơ quan vệ sinh dịch tễ vẫn chưa mở cửa trở lại các bãi tắm dọc bờ sông Dunabe sau đợt lũ lụt./.
Thành phố hành hương nổi tiếng này đang phải đối mặt với lụt lội nghiêm trọng, nguyên nhân do mưa bão lớn cùng với tuyết tan trên dãy núi Pyrenees đã làm nước sông chảy qua thành phố tràn bờ và dâng cao 5m. Mặc dù các biện pháp an toàn đã được triển khai, nhưng hàng nghìn tín đồ hành hương vẫn phải sơ tán khỏi khách sạn.
Theo đánh giá của chính quyền địa phương, thiệt hại kinh tế từ trận lụt lội này tương đương với thiệt hại từ trận lụt hồi tháng 10 năm ngoái, khi đó Lourdes mất 1,3 triệu euro, đó là còn chưa tính đến chi phí dọn dẹp sau trận lụt.
Mưa lớn và mưa đá còn phá hủy 300 nghìn hécta đất trồng nho nguyên liệu ở khu vực thung lũng sông Loire. Theo ước tính của cơ quan nông nghiệp địa phương, thiệt hại lên tới gần nửa triệu euro.
Nước láng giềng của Pháp là Thụy Sĩ cũng đang chịu hậu quả nặng nề từ bão rớt. Gió mạnh, vận tốc đến 130 km/h gây ra lụt kèm theo mưa đá to đến 2 cm làm tê liệt sân bay quốc tế Geneva trong 20 phút, nhiều chuyến bay bị hoãn, một máy bay buộc phải chuyển hướng hạ cánh xuống sân bay Pháp. Kênh truyền hình SRF đưa tin, có ít nhất 6 người bị thương do cây gãy đổ tại thành phố Biel.
Trong lúc này, khi còn chưa hoàn toàn giải quyết xong hậu quả của trận lụt lịch sử hồi đầu tháng 6, các nước châu Âu và đặc biệt là khu vực Balkan lại đã phải đối mặt với đợt nắng nóng bất thường. Theo báo chí địa phương, ngày 20/6, nhiệt độ tại các nước Balkan như Serbia, Bosnia-Herzegovina, Macedonia, Montenegro, Croatia đã lên tới 40 độ C. Cộng hòa Séc và Áo cũng ghi nhận kỷ lục nhiệt độ cao vào mùa hè của nhiều năm qua.
Nắng nóng bất thường khiến hàng trăm người phải nhập viện tại Belgrade, thủ đô Serbia. Các cơ quan chức năng của Bosnia-Herzegovina đã cảnh báo người dân về tình hình nhiệt độ cao bất thường vẫn sẽ còn tiếp diễn. Còn Macedonia đã đưa mức báo động về thời tiết nắng nóng lên mức vàng.
Tại Séc, một nửa các trạm thiên văn của cả nước ghi nhận nhiệt độ ngày 20/6 đạt mức kỷ lục, cao nhất là tại thủ đô Praha, nơi cột thủy ngân chỉ 36,5 độ C. Theo dự báo, đợt nắng nóng bất thường này sẽ còn kéo dài đến hết tuần.
Nhiệt độ tại Áo mùa hè năm nay đã phá mọi kỷ lục của ngành dự báo thời tiết nước này. Gần như trên cả nước, nhiệt độ đều vượt quá 30 độ C, cá biệt có nơi lên đến 38 độ C, trong khi mọi năm nhiệt độ trung bình vào tháng 6 tại nước này chỉ từ 15-25 độ C. Do nắng nóng, các bể bơi công cộng tại các thành phố lớn đều quá tải. Một bất tiện nữa cho người dân Áo là Cơ quan vệ sinh dịch tễ vẫn chưa mở cửa trở lại các bãi tắm dọc bờ sông Dunabe sau đợt lũ lụt./.
(TTXVN)