Ngày 28/3, theo Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai, trận mưa đá lịch sử xảy ra đêm 26, rạng ngày 27/3 tại ba huyện Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai đã làm 11.878 hộ bị hư hỏng mái nhà, hàng trăm hécta hoa màu, cây ăn quả bị hỏng, với tổng thiệt hại lên đến hơn 70 tỷ đồng.
Từ mờ sáng ngày 27/3, các lãnh đạo tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh đã về các huyện Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai cùng Ủy ban Nhân dân huyện kịp thời chỉ đạo công tác ứng phó, cứu hộ cứu nạn và thống kê thiệt hại. Tại các địa phương, các lãnh đạo tỉnh đã thăm hỏi, động viên kịp thời các hộ có người bị thương phải nằm viện, trước mắt ủng hộ mỗi người 500.000 đồng.
Với tinh thần khẩn trương giúp dân sớm ổn định cuộc sống, kể từ 12 giờ ngày 27/3 đến trưa 28/3, đã có nhiều xe chở bạt, tấm lợp lên các huyện để tỏa về các xã, đến từng thôn bản và gia đình bị thiệt hại.
Theo thống kê, đến 15 giờ ngày 28/3 đã có trên 10.000m2 bạt được chở về địa bàn để giải quyết cho nhân dân tạm thời che mưa, nắng trong khi chưa có tấm lợp prôximăng, ngói hỗ trợ của tỉnh.
Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng liên hệ với các nhà máy sản xuất tấm lợp Đông Anh, Phú Thọ trước mắt mua khoảng 10.000 tấm lợp phục vụ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai. Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng khẩn trương vào cuộc khắc phục vệ sinh môi trường, đảm bảo không để dịch bệnh xảy ra; kiểm tra các trường học, không để học sinh đói rét.
Trận mưa đá lịch sử bất ngờ đổ xuống đêm 26, rạng ngày 27/3 ở 34 xã thuộc 3 huyện nghèo: Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai (3 huyện hưởng Chính sách 30a của Chính phủ) đã để lại hậu quả nặng nề. Huyện Mường Khương có 13/16 xã bị thiệt hại; trong đó, khu vực trung tâm thị trấn, xã Tả Gia Khâu, Tung Chung Phố, Nấm Lư bị thiệt hại nặng nhất. Hầu hết các nhà lợp tấm prôximăng, lợp tôn loại mỏng, lợp ngói máng và tấm lợp nhựa bị phá hủy hoàn toàn.
[Lào Cai hứng chịu mưa đá có kích cỡ lớn và dày đặc]
Đến sáng 28/3, thông tin từ các xã báo về con số tương đối cụ thể, huyện Mường Khương có 31 người bị thương; trong đó có 23 người bị thương phải nhập viện điều trị, chưa kể số bị thương nhẹ băng bó điều trị tại nhà. Về tài sản, 7.000 hộ dân bị hỏng nhà và hỏng mái hoàn toàn, nhiều diện tích cây cối hoa màu bị hư hại; các công trình nhà cửa công cộng, như trường học, trạm xá, trụ sở cơ quan ở các xã đều bị thiệt hại nặng phần mái, bị ẩm ướt hư hỏng bên trong. Nhiều diện tích cây trồng bị mất trắng, 2 xe ôtô bị vỡ kính, móp xe.
Tại hai huyện Bắc Hà và Si Ma Cai, mưa đá cũng gây hậu quả nghiêm trọng tại 12/21 xã của huyện Bắc Hà, 9/13 xã của huyện Si Ma Cai. Tại hai huyện có gần 5.000 hộ và nhiều trường học, trạm xá, nhà công vụ của giáo viên và Ủy ban Nhân dân xã, nhà văn hóa, điểm bưu điện văn hóa bị phá hỏng phần mái.
Ba người bị thương phải điều trị tại bệnh viện. 154ha hoa màu, 209 vạn cây giống và 331,7ha cây ăn quả chủ yếu là cây mận tam hoa đã có quả nhỏ bị thiệt hại từ 70% trở lên./.
Từ mờ sáng ngày 27/3, các lãnh đạo tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh đã về các huyện Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai cùng Ủy ban Nhân dân huyện kịp thời chỉ đạo công tác ứng phó, cứu hộ cứu nạn và thống kê thiệt hại. Tại các địa phương, các lãnh đạo tỉnh đã thăm hỏi, động viên kịp thời các hộ có người bị thương phải nằm viện, trước mắt ủng hộ mỗi người 500.000 đồng.
Với tinh thần khẩn trương giúp dân sớm ổn định cuộc sống, kể từ 12 giờ ngày 27/3 đến trưa 28/3, đã có nhiều xe chở bạt, tấm lợp lên các huyện để tỏa về các xã, đến từng thôn bản và gia đình bị thiệt hại.
Theo thống kê, đến 15 giờ ngày 28/3 đã có trên 10.000m2 bạt được chở về địa bàn để giải quyết cho nhân dân tạm thời che mưa, nắng trong khi chưa có tấm lợp prôximăng, ngói hỗ trợ của tỉnh.
Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng liên hệ với các nhà máy sản xuất tấm lợp Đông Anh, Phú Thọ trước mắt mua khoảng 10.000 tấm lợp phục vụ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai. Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng khẩn trương vào cuộc khắc phục vệ sinh môi trường, đảm bảo không để dịch bệnh xảy ra; kiểm tra các trường học, không để học sinh đói rét.
Trận mưa đá lịch sử bất ngờ đổ xuống đêm 26, rạng ngày 27/3 ở 34 xã thuộc 3 huyện nghèo: Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai (3 huyện hưởng Chính sách 30a của Chính phủ) đã để lại hậu quả nặng nề. Huyện Mường Khương có 13/16 xã bị thiệt hại; trong đó, khu vực trung tâm thị trấn, xã Tả Gia Khâu, Tung Chung Phố, Nấm Lư bị thiệt hại nặng nhất. Hầu hết các nhà lợp tấm prôximăng, lợp tôn loại mỏng, lợp ngói máng và tấm lợp nhựa bị phá hủy hoàn toàn.
[Lào Cai hứng chịu mưa đá có kích cỡ lớn và dày đặc]
Đến sáng 28/3, thông tin từ các xã báo về con số tương đối cụ thể, huyện Mường Khương có 31 người bị thương; trong đó có 23 người bị thương phải nhập viện điều trị, chưa kể số bị thương nhẹ băng bó điều trị tại nhà. Về tài sản, 7.000 hộ dân bị hỏng nhà và hỏng mái hoàn toàn, nhiều diện tích cây cối hoa màu bị hư hại; các công trình nhà cửa công cộng, như trường học, trạm xá, trụ sở cơ quan ở các xã đều bị thiệt hại nặng phần mái, bị ẩm ướt hư hỏng bên trong. Nhiều diện tích cây trồng bị mất trắng, 2 xe ôtô bị vỡ kính, móp xe.
Tại hai huyện Bắc Hà và Si Ma Cai, mưa đá cũng gây hậu quả nghiêm trọng tại 12/21 xã của huyện Bắc Hà, 9/13 xã của huyện Si Ma Cai. Tại hai huyện có gần 5.000 hộ và nhiều trường học, trạm xá, nhà công vụ của giáo viên và Ủy ban Nhân dân xã, nhà văn hóa, điểm bưu điện văn hóa bị phá hỏng phần mái.
Ba người bị thương phải điều trị tại bệnh viện. 154ha hoa màu, 209 vạn cây giống và 331,7ha cây ăn quả chủ yếu là cây mận tam hoa đã có quả nhỏ bị thiệt hại từ 70% trở lên./.
Hương Thu (TTXVN)