Đúng theo kế hoạch, ngày 25/2, phiên tòa dân sự xét xử vụ tràn dầu thế kỷ của Tập đoàn dầu khí khổng lồ của Anh BP đã diễn ra tại thành phố New Orleans, bang Louisiana, Mỹ.
Tại phiên tòa, BP đã bị cáo buộc khai thác quá mức, bỏ qua chỉ số an toàn, một trong những nguyên nhân dẫn tới thảm họa tràn dầu tại Vịnh Mexico hồi năm 2010.
Phát biểu tại phiên tòa, đại diện bên nguyên - Chính phủ Mỹ, luật sư Michael Underhill cho biết bên nguyên sẽ đưa ra những bằng chứng về những sai phạm mang tính hệ thống của BP trong công tác đảm bảo an toàn hoạt động khai thác dầu khí. Ông nhấn mạnh để tiết kiệm chi phí và thời gian, ban lãnh đạo tập đoàn này đã bỏ qua, thậm chí dung túng, cho các sai phạm này.
Tán đồng quan điểm này, luật sư Jim Roy, đại diện cho hàng nghìn người dân và các doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực và thiệt hại từ vụ tràn dầu thế kỷ này, khẳng định đây không phải lần đầu tiên công ty Transocean của Thụy Sĩ, đối tác của BP và đồng chủ sở hữu dàn khoan Deepwater Horizon bị nổ gây tràn dầu, gặp các sự cố kiểu này. Trái lại, đây là vụ tràn dầu thứ 7 trong vòng 17 tháng tại các giếng dầu mà Transocean khai thác.
Theo ông Roy, điều này cho thấy công tác đảm bảo an toàn khai thác dầu khí tại Transocean hết sức lỏng lẻo. Vị luật sư này nhấn mạnh lợi nhuận và sản lượng được các giám đốc điều hành của Transocean và BP đặt lên hàng đầu, thay vì chú trọng tới vấn đề an toàn kỹ thuật.
Phiên tòa dân sự này dự kiến chia làm ba giai đoạn, gồm xác định các nguyên nhân và lỗi gây sự cố tràn dầu; xác định chính xác lượng dầu tràn ra ngoài môi trường, làm cơ sở để tính toán các khoản tiền phạt; và cuối cùng là khắc phục, đền bù các thiệt hại kinh tế và môi trường mà thảm họa này gây ra.
Trước đó, ngày 29/1 vừa qua, trong vụ kiện hình sự chống lại BP liên quan sự cố này, một thẩm phán Mỹ đã thông qua mức án phạt 4,5 tỷ USD và tập đoàn đã nhận 14 cáo buộc hình sự.
Tháng 12 năm ngoái, BP cũng đã phải nộp khoản tiền phạt 525 triệu USD cho Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) vì cố tình khai man số lượng dầu tràn ra Vịnh Mexico - một thông tin hết sức quan trọng để các nhà đầu tư quyết định mua hoặc bán cổ phiếu của hãng này.
Vụ nổ giàn khoan Deepwater Horizon của BP tại Vịnh Mexico hồi năm 2010 đã khiến 11 người thiệt mạng, 4,9 triệu thùng dầu tràn ra biển và làm ô nhiễm các bãi biển thuộc 5 bang duyên hải bờ Đông nước Mỹ, trong đó bang Louisiana và Mississippi của Mỹ phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Diện tích dầu loang quá lớn đe dọa nghiêm trọng môi trường sống của các loài sinh vật biển và toàn bộ hệ sinh thái ngập mặn của hai bang dọc Vịnh Mexico của Mỹ.
Ước tính tổng số tiền phạt do các vụ kiện tụng sau thảm họa này có thể lên tới 18 tỷ USD. Để tìm nguồn tài chính theo đuổi vụ kiện, BP đã phải nhượng quyền khai thác giếng dầu cũ và nhỏ cho các đối tác khác./.
Tại phiên tòa, BP đã bị cáo buộc khai thác quá mức, bỏ qua chỉ số an toàn, một trong những nguyên nhân dẫn tới thảm họa tràn dầu tại Vịnh Mexico hồi năm 2010.
Phát biểu tại phiên tòa, đại diện bên nguyên - Chính phủ Mỹ, luật sư Michael Underhill cho biết bên nguyên sẽ đưa ra những bằng chứng về những sai phạm mang tính hệ thống của BP trong công tác đảm bảo an toàn hoạt động khai thác dầu khí. Ông nhấn mạnh để tiết kiệm chi phí và thời gian, ban lãnh đạo tập đoàn này đã bỏ qua, thậm chí dung túng, cho các sai phạm này.
Tán đồng quan điểm này, luật sư Jim Roy, đại diện cho hàng nghìn người dân và các doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực và thiệt hại từ vụ tràn dầu thế kỷ này, khẳng định đây không phải lần đầu tiên công ty Transocean của Thụy Sĩ, đối tác của BP và đồng chủ sở hữu dàn khoan Deepwater Horizon bị nổ gây tràn dầu, gặp các sự cố kiểu này. Trái lại, đây là vụ tràn dầu thứ 7 trong vòng 17 tháng tại các giếng dầu mà Transocean khai thác.
Theo ông Roy, điều này cho thấy công tác đảm bảo an toàn khai thác dầu khí tại Transocean hết sức lỏng lẻo. Vị luật sư này nhấn mạnh lợi nhuận và sản lượng được các giám đốc điều hành của Transocean và BP đặt lên hàng đầu, thay vì chú trọng tới vấn đề an toàn kỹ thuật.
Phiên tòa dân sự này dự kiến chia làm ba giai đoạn, gồm xác định các nguyên nhân và lỗi gây sự cố tràn dầu; xác định chính xác lượng dầu tràn ra ngoài môi trường, làm cơ sở để tính toán các khoản tiền phạt; và cuối cùng là khắc phục, đền bù các thiệt hại kinh tế và môi trường mà thảm họa này gây ra.
Trước đó, ngày 29/1 vừa qua, trong vụ kiện hình sự chống lại BP liên quan sự cố này, một thẩm phán Mỹ đã thông qua mức án phạt 4,5 tỷ USD và tập đoàn đã nhận 14 cáo buộc hình sự.
Tháng 12 năm ngoái, BP cũng đã phải nộp khoản tiền phạt 525 triệu USD cho Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) vì cố tình khai man số lượng dầu tràn ra Vịnh Mexico - một thông tin hết sức quan trọng để các nhà đầu tư quyết định mua hoặc bán cổ phiếu của hãng này.
Vụ nổ giàn khoan Deepwater Horizon của BP tại Vịnh Mexico hồi năm 2010 đã khiến 11 người thiệt mạng, 4,9 triệu thùng dầu tràn ra biển và làm ô nhiễm các bãi biển thuộc 5 bang duyên hải bờ Đông nước Mỹ, trong đó bang Louisiana và Mississippi của Mỹ phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Diện tích dầu loang quá lớn đe dọa nghiêm trọng môi trường sống của các loài sinh vật biển và toàn bộ hệ sinh thái ngập mặn của hai bang dọc Vịnh Mexico của Mỹ.
Ước tính tổng số tiền phạt do các vụ kiện tụng sau thảm họa này có thể lên tới 18 tỷ USD. Để tìm nguồn tài chính theo đuổi vụ kiện, BP đã phải nhượng quyền khai thác giếng dầu cũ và nhỏ cho các đối tác khác./.
(TTXVN)