Các nhà vận động giải trừ quân bị ngày 16/11 đã cáo buộc Mỹ tìm cách đàm phán ký kết một hiệp ước mới về bom chùm và cho rằng hành động của Mỹ có thể sẽ khuyến khích việc sử dụng loại vũ khí chết người này.
Một số nước thành viên Công ước Liên hợp quốc về vũ khí thông thường (CCW) đã bắt đầu đàm phán từ đầu tuần này tại Geneva (Thụy Sĩ) nhằm nỗ lực ký kết một nghị định thư mới mang tính ràng buộc pháp lý liên quan tới các loại bom chùm.
Văn kiện này được Mỹ hậu thuẫn, theo đó cho phép các quốc gia sử dụng những loại bom chùm được sản xuất sau năm 1980 với độ thành công sát thương lên tới hơn 99%.
Liên minh chống bom chùm (CMC), một tổ chức quốc tế có trụ sở tại Mỹ, cảnh báo rằng một khi văn kiện kể trên được thông qua, nó sẽ dẫn tới việc một loạt các quốc gia vốn không ký kết Hiệp ước chống bom chùm (trong đó có Mỹ), tăng cường sử dụng các loại bom chùm có sức sát thương mạnh.
Theo ông Steve Goose từ tạp chí Landmine and Cluster Munition Monitor, Hiệp ước quốc tế cấm toàn diện các loại bom chùm, vốn có hiệu lực cách đây hơn 1 năm và hiện đã có 111 nước ký kết, giờ đây có nguy cơ bị thay thế bằng một hiệp ước quốc tế mới về loại vũ khí sát thương này với những tiêu chuẩn thấp hơn. Ông nhấn mạnh đây là một điều vô nhân đạo, bởi một nhóm quốc gia, trong đó có Mỹ, đang tìm cách tạo ra một "vỏ bọc pháp lý và chính trị" để có thể tiếp tục sử dụng bom chùm.
Kể từ khi Hiệp ước quốc tế chống bom chùm có hiệu lực ngày 1/8/2010, các nước thành viên đã tiêu hủy gần 600.000 trái bom chùm, chứa khoảng hơn 64,5 triệu quả bom nhỏ./.
Một số nước thành viên Công ước Liên hợp quốc về vũ khí thông thường (CCW) đã bắt đầu đàm phán từ đầu tuần này tại Geneva (Thụy Sĩ) nhằm nỗ lực ký kết một nghị định thư mới mang tính ràng buộc pháp lý liên quan tới các loại bom chùm.
Văn kiện này được Mỹ hậu thuẫn, theo đó cho phép các quốc gia sử dụng những loại bom chùm được sản xuất sau năm 1980 với độ thành công sát thương lên tới hơn 99%.
Liên minh chống bom chùm (CMC), một tổ chức quốc tế có trụ sở tại Mỹ, cảnh báo rằng một khi văn kiện kể trên được thông qua, nó sẽ dẫn tới việc một loạt các quốc gia vốn không ký kết Hiệp ước chống bom chùm (trong đó có Mỹ), tăng cường sử dụng các loại bom chùm có sức sát thương mạnh.
Theo ông Steve Goose từ tạp chí Landmine and Cluster Munition Monitor, Hiệp ước quốc tế cấm toàn diện các loại bom chùm, vốn có hiệu lực cách đây hơn 1 năm và hiện đã có 111 nước ký kết, giờ đây có nguy cơ bị thay thế bằng một hiệp ước quốc tế mới về loại vũ khí sát thương này với những tiêu chuẩn thấp hơn. Ông nhấn mạnh đây là một điều vô nhân đạo, bởi một nhóm quốc gia, trong đó có Mỹ, đang tìm cách tạo ra một "vỏ bọc pháp lý và chính trị" để có thể tiếp tục sử dụng bom chùm.
Kể từ khi Hiệp ước quốc tế chống bom chùm có hiệu lực ngày 1/8/2010, các nước thành viên đã tiêu hủy gần 600.000 trái bom chùm, chứa khoảng hơn 64,5 triệu quả bom nhỏ./.
(TTXVN/Vietnam+)