Ngay trước cuộc gặp với người đồng cấp Israel ngày 18/11, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho biết ông sẽ cảnh báo Tel Aviv về các hậu quả kinh tế toàn cầu nếu xảy ra một cuộc tấn công quân sự nhằm vào chương trình hạt nhân của Iran, đồng thời nhấn mạnh ông vẫn thiên về chính sách sử dụng các lệnh trừng phạt và biện pháp ngoại giao.
Phát biểu với báo giới có mặt trong chuyến đi Canada, ông Panetta tuyên bố nếu vượt qua khuôn khổ các lệnh trừng phạt và ngoại giao thì sẽ có những hậu quả kinh tế không mong muốn, không chỉ đối với Mỹ mà còn cả thế giới.
Theo giới phân tích, Washington dường như có ý định tấn công Iran khi mới đây Không quân Mỹ đã nhận một loại siêu bom nặng gần 15 tấn được thiết kế để xuyên phá những mục tiêu nằm sâu dưới lòng đất mà Mỹ nghi ngờ là các cơ sở hạt nhân của Iran.
Ngoài ra, Mỹ cũng đang bán những loại bom phá boongke nhỏ hơn cho các nước láng giềng của Iran như Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất. Trong khi đó, các quan chức Mỹ vẫn cảnh báo về những hậu quả của một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Iran.
Dù vậy, giới quân sự Mỹ không loại bỏ khả năng sử dụng biện pháp quân sự. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Martin Demsey, ngày 18/11 tuyên bố lựa chọn giải pháp quân sự không bị loại bỏ.
Từ chối đề cập các cuộc thảo luận với đối tác Israel, Tướng Demsey cho biết Mỹ đang đi theo hai hướng tiếp cận song song, một là kinh tế và ngoại giao, trong khi chưa bao giờ loại bỏ khả năng sử dụng biện pháp quân sự.
Một số nghị sĩ đảng Cộng hòa chỉ trích chính quyền của Tổng thống Barack Obama đang gửi một thông điệp không rõ ràng tới Iran và khu vực. Ngày 18/11, Thượng nghị sỹ Mark Kirk đã đề xuất lên Thượng viện Mỹ một dự luật nhằm trừng phạt Ngân hàng Trung ương Iran.
Ông còn tỏ ý thất vọng về việc Bộ Tài chính Mỹ đã không thúc đẩy mạnh hơn việc thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với Ngân hàng Trung ương Iran hay các bộ phận khác liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran.
Thượng nghị sỹ Kirk cho rằng Nhà Trắng không hành động vì lo ngại thị trường dầu mỏ sẽ bị ảnh hưởng, do khoảng 40% lượng dầu mỏ của thế giới vận chuyển qua eo biển Hormuz nằm sát với Iran.
Tại phiên điều trần ở Hạ viện Mỹ ngày 15/11, Giám đốc bộ phận Kiểm soát tài sản nước ngoài của Bộ Tài chính nước này, ông Adam Suzbin, nói rằng các lệnh trừng phạt đối với Ngân hàng Trung ương Iran trên thực tế đã làm lợi cho Iran và gây thiệt hại cho kinh tế Mỹ và kinh tế toàn cầu bằng việc đẩy giá dầu lên cao hơn./.
Phát biểu với báo giới có mặt trong chuyến đi Canada, ông Panetta tuyên bố nếu vượt qua khuôn khổ các lệnh trừng phạt và ngoại giao thì sẽ có những hậu quả kinh tế không mong muốn, không chỉ đối với Mỹ mà còn cả thế giới.
Theo giới phân tích, Washington dường như có ý định tấn công Iran khi mới đây Không quân Mỹ đã nhận một loại siêu bom nặng gần 15 tấn được thiết kế để xuyên phá những mục tiêu nằm sâu dưới lòng đất mà Mỹ nghi ngờ là các cơ sở hạt nhân của Iran.
Ngoài ra, Mỹ cũng đang bán những loại bom phá boongke nhỏ hơn cho các nước láng giềng của Iran như Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất. Trong khi đó, các quan chức Mỹ vẫn cảnh báo về những hậu quả của một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Iran.
Dù vậy, giới quân sự Mỹ không loại bỏ khả năng sử dụng biện pháp quân sự. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Martin Demsey, ngày 18/11 tuyên bố lựa chọn giải pháp quân sự không bị loại bỏ.
Từ chối đề cập các cuộc thảo luận với đối tác Israel, Tướng Demsey cho biết Mỹ đang đi theo hai hướng tiếp cận song song, một là kinh tế và ngoại giao, trong khi chưa bao giờ loại bỏ khả năng sử dụng biện pháp quân sự.
Một số nghị sĩ đảng Cộng hòa chỉ trích chính quyền của Tổng thống Barack Obama đang gửi một thông điệp không rõ ràng tới Iran và khu vực. Ngày 18/11, Thượng nghị sỹ Mark Kirk đã đề xuất lên Thượng viện Mỹ một dự luật nhằm trừng phạt Ngân hàng Trung ương Iran.
Ông còn tỏ ý thất vọng về việc Bộ Tài chính Mỹ đã không thúc đẩy mạnh hơn việc thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với Ngân hàng Trung ương Iran hay các bộ phận khác liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran.
Thượng nghị sỹ Kirk cho rằng Nhà Trắng không hành động vì lo ngại thị trường dầu mỏ sẽ bị ảnh hưởng, do khoảng 40% lượng dầu mỏ của thế giới vận chuyển qua eo biển Hormuz nằm sát với Iran.
Tại phiên điều trần ở Hạ viện Mỹ ngày 15/11, Giám đốc bộ phận Kiểm soát tài sản nước ngoài của Bộ Tài chính nước này, ông Adam Suzbin, nói rằng các lệnh trừng phạt đối với Ngân hàng Trung ương Iran trên thực tế đã làm lợi cho Iran và gây thiệt hại cho kinh tế Mỹ và kinh tế toàn cầu bằng việc đẩy giá dầu lên cao hơn./.
(TTXVN/Vietnam+)