Ngày 24/1, Mỹ đã chỉ trích lời đe dọa tiến hành thử vụ thử hạt nhân thứ ba và các vụ phóng tên lửa mới của CHDCND Triều Tiên là hành động "khiêu khích một cách không cần thiết".
Phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney nói thêm rằng một vụ thử hạt nhân sẽ vi phạm nghiêm trọng các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc và cô lập Bình Nhưỡng hơn nữa.
Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho biết Washington "rất quan ngại" lời đe dọa của Bình Nhưỡng. Ông Panetta nêu rõ: "Chúng tôi hoàn toàn sẵn sàng... để đối phó với mọi hành vi gây hấn của Triều Tiên. Song tôi hy vọng cuối cùng họ sẽ quyết định rằng trở thành một phần của cộng đồng quốc tế là lựa chọn tốt hơn".
Trong diễn biến liên quan, Bộ Tài chính Mỹ ngày 24/1 đã áp đặt trừng phạt nhằm vào hai chủ ngân hàng người Triều Tiên ở Bắc Kinh vì vai trò trong việc xuất khẩu công nghệ và trang thiết bị vũ khí tới các nước khác, trong đó có Iran.
Ra Kyong Su và Kim Kwang-Il là đại diện tại Bắc Kinh của Ngân hàng Thương mại Tanchon, bị coi là "nhánh tài chính" của Tập đoàn Thương mại Phát triển Mỏ Triều Tiên (KOMID). Cũng theo Bộ Tài chính Mỹ, trong danh sách trừng phạt còn có một công ty thương mại trụ sở tại Hong Kong, được cho là tạo thuận lợi cho việc chuyển các mặt hàng liên quan đến vũ khí thay mặt cho KOMID - "nhà buôn bán vũ khí hàng đầu" của Bình Nhưỡng.
Chính phủ Mỹ cùng ngày cũng áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với hai thực thể và hai cá nhân khác của Triều Tiên bị nghi ngờ dính líu tới hoạt động phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Việc Mỹ áp đặt trừng phạt Ủy ban Vũ trụ và Công nghệ Triều Tiên (KCST) và Công ty Thương mại Quốc tế Leader (Hong Kong), cùng các cá nhân liên quan, là một phần trong các nỗ lực của Washington nhằm thực thi nghị quyết mới của Hội đồng Bảo an LHQ lên án Bình Nhưỡng tiến hành vụ phóng tên lửa ngày 12/12/2012.
Paek Chang Ho, Giám đốc Trung tâm kiểm soát vệ tinh thuộc KCST, và Chang Myong Chin, Giám đốc Trung tâm thực hiện vụ phóng ngày 12/12, sẽ bị phong tỏa tài sản tài chính và cấm thực hiện mọi giao dịch thương mại tại Mỹ./.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney nói thêm rằng một vụ thử hạt nhân sẽ vi phạm nghiêm trọng các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc và cô lập Bình Nhưỡng hơn nữa.
Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho biết Washington "rất quan ngại" lời đe dọa của Bình Nhưỡng. Ông Panetta nêu rõ: "Chúng tôi hoàn toàn sẵn sàng... để đối phó với mọi hành vi gây hấn của Triều Tiên. Song tôi hy vọng cuối cùng họ sẽ quyết định rằng trở thành một phần của cộng đồng quốc tế là lựa chọn tốt hơn".
Trong diễn biến liên quan, Bộ Tài chính Mỹ ngày 24/1 đã áp đặt trừng phạt nhằm vào hai chủ ngân hàng người Triều Tiên ở Bắc Kinh vì vai trò trong việc xuất khẩu công nghệ và trang thiết bị vũ khí tới các nước khác, trong đó có Iran.
Ra Kyong Su và Kim Kwang-Il là đại diện tại Bắc Kinh của Ngân hàng Thương mại Tanchon, bị coi là "nhánh tài chính" của Tập đoàn Thương mại Phát triển Mỏ Triều Tiên (KOMID). Cũng theo Bộ Tài chính Mỹ, trong danh sách trừng phạt còn có một công ty thương mại trụ sở tại Hong Kong, được cho là tạo thuận lợi cho việc chuyển các mặt hàng liên quan đến vũ khí thay mặt cho KOMID - "nhà buôn bán vũ khí hàng đầu" của Bình Nhưỡng.
Chính phủ Mỹ cùng ngày cũng áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với hai thực thể và hai cá nhân khác của Triều Tiên bị nghi ngờ dính líu tới hoạt động phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Việc Mỹ áp đặt trừng phạt Ủy ban Vũ trụ và Công nghệ Triều Tiên (KCST) và Công ty Thương mại Quốc tế Leader (Hong Kong), cùng các cá nhân liên quan, là một phần trong các nỗ lực của Washington nhằm thực thi nghị quyết mới của Hội đồng Bảo an LHQ lên án Bình Nhưỡng tiến hành vụ phóng tên lửa ngày 12/12/2012.
Paek Chang Ho, Giám đốc Trung tâm kiểm soát vệ tinh thuộc KCST, và Chang Myong Chin, Giám đốc Trung tâm thực hiện vụ phóng ngày 12/12, sẽ bị phong tỏa tài sản tài chính và cấm thực hiện mọi giao dịch thương mại tại Mỹ./.
(Vietnam+)