Kết quả một cuộc khảo sát của Hiệp hội y khoa Mỹ công bố ngày 14/3 cho hay phần lớn các bang của Mỹ không được chuẩn bị để sẵn sàng đối phó với một sự cố phóng xạ hạt nhân lớn.
Nghiên cứu này được công bố trùng hợp ngẫu nhiên với mối lo ngại ngày một gia tăng về nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ tại Nhật Bản sau vụ động đất kinh hoàng ở quốc gia châu Á này ngày 11/3 vừa qua.
Nghiên cứu trên được đăng trên tạp chí Disaster Medicine and Public Health Preparedness dẫn khảo sát về các bộ y tế bang của Mỹ tiến hành năm 2010 cho biết, hơn một nửa trong số 38 bang tham gia khảo sát đã không có kế hoạch bảo vệ sức khỏe cộng đồng khi xảy tình trạng khẩn cấp về phóng xạ.
Chỉ có một số ít bang cho rằng họ có đủ điều kiện để kiểm tra mức độ phơi nhiễm phóng xạ của cộng đồng trong trường hợp xảy ra sự cố.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trong nhiều biện pháp đánh giá năng lực và khả năng bảo vệ y tế cộng đồng, nước Mỹ vẫn chưa chuẩn bị kỹ càng để có thể đối phó khẩn cấp và thích đáng trong trường hợp xảy ra sự cố phóng xạ hạt nhân lớn.
Bản báo cáo nhấn mạnh do không có kế hoạch cụ thể nên khi xảy ra trường hợp khẩn cấp, các bang này sẽ không có khả năng đối phó hoặc đối phó thiếu hiệu quả, chậm chạp và không thích đáng, điều này dẫn tới nguy hiểm với tính mạng con người.
Khảo sát trên được tiến hành tại 38 bộ y tế bang, tương đương 76% trong tổng số 50 bang của Mỹ, trong đó có 26 trong số 31 bang có nhà máy hạt nhân đang hoạt động trên địa bàn.
Nghiên cứu cũng đưa ra hàng loạt đề xuất cho các bang nhằm cải tiến sự chuẩn bị đối phó một cách cụ thể như nâng cấp cơ sở vật chất, tăng cường giáo dục về đối phó với khả năng phóng xạ khẩn cấp trong lĩnh vực y tế cộng đồng, đưa ra kế hoạch chiến lược cũng như các bài tập khi xảy ra tình trạng khẩn cấp về phóng xạ.
Nghiên cứu trên cũng nhấn mạnh các bộ y tế bang cũng phải có sự quan hệ mật thiết với cơ quan liên bang, nhờ đó họ có thể có kế hoạch phối hợp để phân phối thuốc chống nhiễm phóng xạ và kiểm tra sự phơi nhiễm phóng xạ của con người./.
Nghiên cứu này được công bố trùng hợp ngẫu nhiên với mối lo ngại ngày một gia tăng về nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ tại Nhật Bản sau vụ động đất kinh hoàng ở quốc gia châu Á này ngày 11/3 vừa qua.
Nghiên cứu trên được đăng trên tạp chí Disaster Medicine and Public Health Preparedness dẫn khảo sát về các bộ y tế bang của Mỹ tiến hành năm 2010 cho biết, hơn một nửa trong số 38 bang tham gia khảo sát đã không có kế hoạch bảo vệ sức khỏe cộng đồng khi xảy tình trạng khẩn cấp về phóng xạ.
Chỉ có một số ít bang cho rằng họ có đủ điều kiện để kiểm tra mức độ phơi nhiễm phóng xạ của cộng đồng trong trường hợp xảy ra sự cố.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trong nhiều biện pháp đánh giá năng lực và khả năng bảo vệ y tế cộng đồng, nước Mỹ vẫn chưa chuẩn bị kỹ càng để có thể đối phó khẩn cấp và thích đáng trong trường hợp xảy ra sự cố phóng xạ hạt nhân lớn.
Bản báo cáo nhấn mạnh do không có kế hoạch cụ thể nên khi xảy ra trường hợp khẩn cấp, các bang này sẽ không có khả năng đối phó hoặc đối phó thiếu hiệu quả, chậm chạp và không thích đáng, điều này dẫn tới nguy hiểm với tính mạng con người.
Khảo sát trên được tiến hành tại 38 bộ y tế bang, tương đương 76% trong tổng số 50 bang của Mỹ, trong đó có 26 trong số 31 bang có nhà máy hạt nhân đang hoạt động trên địa bàn.
Nghiên cứu cũng đưa ra hàng loạt đề xuất cho các bang nhằm cải tiến sự chuẩn bị đối phó một cách cụ thể như nâng cấp cơ sở vật chất, tăng cường giáo dục về đối phó với khả năng phóng xạ khẩn cấp trong lĩnh vực y tế cộng đồng, đưa ra kế hoạch chiến lược cũng như các bài tập khi xảy ra tình trạng khẩn cấp về phóng xạ.
Nghiên cứu trên cũng nhấn mạnh các bộ y tế bang cũng phải có sự quan hệ mật thiết với cơ quan liên bang, nhờ đó họ có thể có kế hoạch phối hợp để phân phối thuốc chống nhiễm phóng xạ và kiểm tra sự phơi nhiễm phóng xạ của con người./.
(TTXVN/Vietnam+)