Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ngày 15/12 đã công bố kế hoạch cải tổ ngành ngoại giao, theo đó khôi phục nền ngoại giao dân sự và thúc đẩy vai trò từng áp dụng trong quá khứ này là hướng đi tiên phong trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
Phát biểu trước các nhân viên Bộ Ngoại giao và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) ở Washington, Ngoại trưởng Hillary đã công bố kết quả đánh giá sâu rộng các hoạt động của hai cơ quan trên nhằm phản ứng hiệu quả hơn với các mối đe dọa toàn cầu và tình huống khẩn cấp.
Bà đồng thời cho biết kế hoạch cải tổ ngành ngoại giao chủ trương thuê 5.500 nhân công mới, làm việc tại Bộ Ngoại giao và USAID, tạo ra những vị trí mới trong cấu trúc lãnh đạo đã được sửa đổi và tổ chức hợp lý.
Kế hoạch cũng vạch ra một chiến lược nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của chính phủ vào các nhà thầu tư nhân - vốn "nở rộ" trong thập kỷ qua, đặc biệt tại Iraq và Afghanistan. Bên cạnh đó, các đại sứ và nhân viên ngoại giao cao cấp của Mỹ sẽ được trao quyền nhiều hơn, hoạt động giống như các giám đốc điều hành (CEO), có nhiệm vụ thực thi các chính sách của chính phủ cũng như giúp một nước phát triển và tránh lâm vào xung đột vũ trang.
Cũng theo kế hoạch trên, cơ quan giải quyết các vấn đề năng lượng quốc tế và cơ quan giải quyết xung đột và khủng hoảng trực thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ được thành lập trong khi USAID sẽ thành lập cơ quan phát triển chính sách, khoa học và công nghệ. Trong bối cảnh các nghị sỹ đảng Cộng hòa liên tục kêu gọi cắt giảm chi tiêu công, Ngoại trưởng Hilari khẳng định đợt cải tổ lần này đối với hai cơ quan là Bộ Ngoại giao và USAID sẽ "tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa hiệu quả, tránh chồng chéo và giẫm chân nhau trong hoạt động."
Mặc dù kế hoạch cải tổ, dự kiến sẽ được trình lên Quốc hội khóa mới, nhóm họp vào tháng 1 năm tới, không đề cập tới phần chi phí, song nhiều nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa, chiếm đa số ở Hạ viện khóa mới, đã kêu gọi cắt giảm mạnh chi phí ở Bộ Ngoại giao và ngân sách cho các hoạt động đối ngoại./.
Phát biểu trước các nhân viên Bộ Ngoại giao và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) ở Washington, Ngoại trưởng Hillary đã công bố kết quả đánh giá sâu rộng các hoạt động của hai cơ quan trên nhằm phản ứng hiệu quả hơn với các mối đe dọa toàn cầu và tình huống khẩn cấp.
Bà đồng thời cho biết kế hoạch cải tổ ngành ngoại giao chủ trương thuê 5.500 nhân công mới, làm việc tại Bộ Ngoại giao và USAID, tạo ra những vị trí mới trong cấu trúc lãnh đạo đã được sửa đổi và tổ chức hợp lý.
Kế hoạch cũng vạch ra một chiến lược nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của chính phủ vào các nhà thầu tư nhân - vốn "nở rộ" trong thập kỷ qua, đặc biệt tại Iraq và Afghanistan. Bên cạnh đó, các đại sứ và nhân viên ngoại giao cao cấp của Mỹ sẽ được trao quyền nhiều hơn, hoạt động giống như các giám đốc điều hành (CEO), có nhiệm vụ thực thi các chính sách của chính phủ cũng như giúp một nước phát triển và tránh lâm vào xung đột vũ trang.
Cũng theo kế hoạch trên, cơ quan giải quyết các vấn đề năng lượng quốc tế và cơ quan giải quyết xung đột và khủng hoảng trực thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ được thành lập trong khi USAID sẽ thành lập cơ quan phát triển chính sách, khoa học và công nghệ. Trong bối cảnh các nghị sỹ đảng Cộng hòa liên tục kêu gọi cắt giảm chi tiêu công, Ngoại trưởng Hilari khẳng định đợt cải tổ lần này đối với hai cơ quan là Bộ Ngoại giao và USAID sẽ "tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa hiệu quả, tránh chồng chéo và giẫm chân nhau trong hoạt động."
Mặc dù kế hoạch cải tổ, dự kiến sẽ được trình lên Quốc hội khóa mới, nhóm họp vào tháng 1 năm tới, không đề cập tới phần chi phí, song nhiều nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa, chiếm đa số ở Hạ viện khóa mới, đã kêu gọi cắt giảm mạnh chi phí ở Bộ Ngoại giao và ngân sách cho các hoạt động đối ngoại./.
(TTXVN/Vietnam+)