Tính đến ngày 7/10, một bộ phận Chính phủ liên bang Mỹ bị đóng cửa do thiếu kinh phí ngân sách đã bước sang tuần thứ hai, nhưng các bên gồm Quốc hội hai viện và cơ quan hành pháp vẫn bảo lưu quan điểm của mình, quyết không chịu nhượng bộ.
Cuộc khủng hoảng chính trị tại Washington đã chuyển từ kế hoạch chi tiêu ngân sách sang trần nợ quốc gia, một lĩnh vực mà không ít chuyên gia cảnh báo tiềm ẩn nguy hiểm nhiều hơn không chỉ đối với nền kinh tế Mỹ, mà còn tác động tới kinh tế toàn cầu.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Fox News Sunday, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew đã cảnh báo về những hậu quả "thảm khốc" của việc nước Mỹ bị vỡ nợ nếu đến ngày 17/10 tới, khi trần nợ quốc gia 16.700 tỷ USD tới hạn mà Quốc hội không cho phép nâng thêm.
Ông Jack Lew hối thúc phe Cộng hòa tại Hạ viện gạt bỏ tư tưởng đảng phái để thông qua một dự luật chi tiêu ngân sách tạm thời cho tài khóa 2014 nhằm cho phép Chính phủ liên bang mở cửa hoạt động, sau đó thông qua dự luật tăng trần nợ cho phép bộ Tài chính tiếp tục được quyền vay tiền chi cho hoạt động của các bộ ngành.
Tuần trước,Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Christine Lagarde cũng đã lên tiếng cảnh báo về khả năng các tranh cãi ngân sách ở Mỹ leo thang có nguy cơ không chỉ làm chậm đà phục hồi của nền kinh tế Mỹ, mà còn gây phương hại tới toàn bộ nền kinh tế thế giới.
Bà Lagarde cho rằng việc nâng trần nợ công của Mỹ trước hạn chót ngày 17/10 là một nhiệm vụ "tối quan trọng”. Các chuyên gia khác của IMF thì cảnh báo tình trạng bế tắc về nâng trần nợ công của Mỹ nguy hiểm hơn việc đóng cửa một bộ phận công sở liên bang.
Tuy nhiên, cho tới ngày 7/10, Nhà Trắng và phe Cộng hòa kiểm soát Hạ viện vẫn tiếp tục quy trách nhiệm lẫn nhau và chưa có dấu hiệu nhượng bộ. Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Hạ viện tuyên bố họ sẽ không nhất trí với mọi phương án nâng trần nợ quốc gia nếu không nhận được sự nhượng bộ từ chính quyền Barack Obama.
Chủ tịch Hạ viện, Hạ nghị sỹ Cộng hòa John Boehner cho biết Hạ viện do phe Cộng hòa kiểm soát đã làm việc suốt cả hai dịp nghỉ cuối tuần gần đây để thông qua các dự luật cho phép Chính phủ hoạt động trở lại, nhưng tất cả các dự luật đều bị Thượng viện do phe Dân chủ chiếm đa số, bác bỏ.
Trước những lời cảnh báo trên đây, ngày 7/10, Tổng thống Barack Obama tuyên bố Nhà Trắng sẵn sàng chấp nhận việc tăng trần nợ một thời gian ngắn nhằm tránh đẩy nền kinh tế Mỹ vào một cuộc khủng hoảng mới.
Người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney xác nhận Tổng thống Obama thậm chí cũng sẵn sàng thương lượng về vấn đề mấu chốt gây tranh cãi trong kế hoạch chi tiêu ngân sách tài khóa 2014 liên quan đến đạo luật cải cách y tế, thường gọi là ObamaCare, với điều kiện sau khi Quốc hội đã thông qua kế hoạch ngân sách và nhất trí tăng trần vay nợ.
Tình trạng công sở liên bang bị đóng cửa kéo dài càng làm gia tăng thái độ phản đối của người dân đối với cả Nhà Trắng lẫn Quốc hội Mỹ.
Kết quả thăm dò chung của CNN/ORC International công bố ngày 7/10 xác nhận trong số hơn 1.000 người dân Mỹ được phỏng vấn ngẫu nhiên, có 63% và 57% nói rằng họ không đồng tình với các nghị sỹ Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ tại Quốc hội khi để công sở liên bang phải đóng cửa. Cũng có tới 53% số ý kiến không đồng tình với chính quyền của Tổng thống Barack Obama./.
Cuộc khủng hoảng chính trị tại Washington đã chuyển từ kế hoạch chi tiêu ngân sách sang trần nợ quốc gia, một lĩnh vực mà không ít chuyên gia cảnh báo tiềm ẩn nguy hiểm nhiều hơn không chỉ đối với nền kinh tế Mỹ, mà còn tác động tới kinh tế toàn cầu.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Fox News Sunday, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew đã cảnh báo về những hậu quả "thảm khốc" của việc nước Mỹ bị vỡ nợ nếu đến ngày 17/10 tới, khi trần nợ quốc gia 16.700 tỷ USD tới hạn mà Quốc hội không cho phép nâng thêm.
Ông Jack Lew hối thúc phe Cộng hòa tại Hạ viện gạt bỏ tư tưởng đảng phái để thông qua một dự luật chi tiêu ngân sách tạm thời cho tài khóa 2014 nhằm cho phép Chính phủ liên bang mở cửa hoạt động, sau đó thông qua dự luật tăng trần nợ cho phép bộ Tài chính tiếp tục được quyền vay tiền chi cho hoạt động của các bộ ngành.
Tuần trước,Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Christine Lagarde cũng đã lên tiếng cảnh báo về khả năng các tranh cãi ngân sách ở Mỹ leo thang có nguy cơ không chỉ làm chậm đà phục hồi của nền kinh tế Mỹ, mà còn gây phương hại tới toàn bộ nền kinh tế thế giới.
Bà Lagarde cho rằng việc nâng trần nợ công của Mỹ trước hạn chót ngày 17/10 là một nhiệm vụ "tối quan trọng”. Các chuyên gia khác của IMF thì cảnh báo tình trạng bế tắc về nâng trần nợ công của Mỹ nguy hiểm hơn việc đóng cửa một bộ phận công sở liên bang.
Tuy nhiên, cho tới ngày 7/10, Nhà Trắng và phe Cộng hòa kiểm soát Hạ viện vẫn tiếp tục quy trách nhiệm lẫn nhau và chưa có dấu hiệu nhượng bộ. Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Hạ viện tuyên bố họ sẽ không nhất trí với mọi phương án nâng trần nợ quốc gia nếu không nhận được sự nhượng bộ từ chính quyền Barack Obama.
Chủ tịch Hạ viện, Hạ nghị sỹ Cộng hòa John Boehner cho biết Hạ viện do phe Cộng hòa kiểm soát đã làm việc suốt cả hai dịp nghỉ cuối tuần gần đây để thông qua các dự luật cho phép Chính phủ hoạt động trở lại, nhưng tất cả các dự luật đều bị Thượng viện do phe Dân chủ chiếm đa số, bác bỏ.
Trước những lời cảnh báo trên đây, ngày 7/10, Tổng thống Barack Obama tuyên bố Nhà Trắng sẵn sàng chấp nhận việc tăng trần nợ một thời gian ngắn nhằm tránh đẩy nền kinh tế Mỹ vào một cuộc khủng hoảng mới.
Người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney xác nhận Tổng thống Obama thậm chí cũng sẵn sàng thương lượng về vấn đề mấu chốt gây tranh cãi trong kế hoạch chi tiêu ngân sách tài khóa 2014 liên quan đến đạo luật cải cách y tế, thường gọi là ObamaCare, với điều kiện sau khi Quốc hội đã thông qua kế hoạch ngân sách và nhất trí tăng trần vay nợ.
Tình trạng công sở liên bang bị đóng cửa kéo dài càng làm gia tăng thái độ phản đối của người dân đối với cả Nhà Trắng lẫn Quốc hội Mỹ.
Kết quả thăm dò chung của CNN/ORC International công bố ngày 7/10 xác nhận trong số hơn 1.000 người dân Mỹ được phỏng vấn ngẫu nhiên, có 63% và 57% nói rằng họ không đồng tình với các nghị sỹ Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ tại Quốc hội khi để công sở liên bang phải đóng cửa. Cũng có tới 53% số ý kiến không đồng tình với chính quyền của Tổng thống Barack Obama./.
(TTXVN)