Chính phủ Mỹ ngày 6/2 tuyên bố áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt kinh tế mới đối với Iran nhằm bóp nghẹt nguồn thu nhập từ dầu mỏ của nước Cộng hòa Hồi giáo này, cho rằng cần phải gia tăng sức ép lên Tehran do chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này.
Bộ Tài chính Mỹ cho biết đang siết chặt danh sách các nước được phép tiếp tục nhập khẩu dầu mỏ của Iran mà không vi phạm các biện pháp trừng phạt của Washington. Theo đó, những nước này sẽ phải giữ lại các khoản thanh toán của họ và Tehran chỉ được phép sử dụng số tiền bán dầu được để mua hàng hóa từ những khách hàng nhập khẩu dầu của mình.
Theo bộ trên, biện pháp này nhằm ngăn chặn Iran có thể sử dụng tiền thu từ xuất khẩu dầu phục vụ chương trình phát triển hạt nhân. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt không áp dụng cho các hoạt động kinh doanh hàng hóa nông nghiệp, thực phẩm, dược phẩm và các thiết bị y tế của Iran.
Trong một tuyên bố, Thứ trưởng Tài chính phụ trách chống khủng bố và tình báo tài chính Mỹ David Cohen nhấn mạnh chừng nào Tehran chưa thể giải tỏa những quan ngại của cộng đồng quốc tế liên quan đến chương trình hạt nhân của nước này, Washington sẽ tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt khiêm khắc hơn cũng như tăng cường sức ép kinh tế đối với nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Bên cạnh việc gia tăng trừng phạt nhằm vào nguồn thu nhập dầu mỏ của Iran, Washington cùng ngày cũng áp đặt trừng phạt đối với một số cơ quan truyền thông và an ninh mạng của Tehran có hành vi hỗ trợ chính phủ trong hoạt động kiểm duyệt truyền thông nhằm ngăn người dân tự do tiếp cận các nguồn thông tin.
Những cơ quan nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ gồm Đài Phát thanh truyền quốc gia Iran cùng Giám đốc Ezzatollah Zarghami, Cơ quan Cảnh sát mạng Iran, Cơ quan Quản lý truyền thông và Công ty Điện tử Iran.
Theo lệnh trừng phạt, Washington phong tỏa mọi tài sản cũng như cấm các đối tượng trên thực hiện các giao dịch thương mại tại Mỹ.
Phản ứng trước động thái trên, Iran ngay lập tức đã lên tiếng chỉ trích các lệnh trừng phạt mới mà Mỹ áp đặt, đồng thời tuyên bố nước này đang tích cực tìm kiếm các biện pháp mới nhằm vô hiệu hóa nỗ lực của Washington trong việc gia tăng sức ép lên nền kinh tế.
Việc Mỹ gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Iran diễn ra trong bối cảnh nước Cộng hòa Hồi giáo này chuẩn bị bước vào vòng đàm phán mới với các cường quốc gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Đức (nhóm P5+1) về chương trình hạt nhân tranh cãi vào ngày 26/2 tới tại Kazakhstan./.
Bộ Tài chính Mỹ cho biết đang siết chặt danh sách các nước được phép tiếp tục nhập khẩu dầu mỏ của Iran mà không vi phạm các biện pháp trừng phạt của Washington. Theo đó, những nước này sẽ phải giữ lại các khoản thanh toán của họ và Tehran chỉ được phép sử dụng số tiền bán dầu được để mua hàng hóa từ những khách hàng nhập khẩu dầu của mình.
Theo bộ trên, biện pháp này nhằm ngăn chặn Iran có thể sử dụng tiền thu từ xuất khẩu dầu phục vụ chương trình phát triển hạt nhân. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt không áp dụng cho các hoạt động kinh doanh hàng hóa nông nghiệp, thực phẩm, dược phẩm và các thiết bị y tế của Iran.
Trong một tuyên bố, Thứ trưởng Tài chính phụ trách chống khủng bố và tình báo tài chính Mỹ David Cohen nhấn mạnh chừng nào Tehran chưa thể giải tỏa những quan ngại của cộng đồng quốc tế liên quan đến chương trình hạt nhân của nước này, Washington sẽ tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt khiêm khắc hơn cũng như tăng cường sức ép kinh tế đối với nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Bên cạnh việc gia tăng trừng phạt nhằm vào nguồn thu nhập dầu mỏ của Iran, Washington cùng ngày cũng áp đặt trừng phạt đối với một số cơ quan truyền thông và an ninh mạng của Tehran có hành vi hỗ trợ chính phủ trong hoạt động kiểm duyệt truyền thông nhằm ngăn người dân tự do tiếp cận các nguồn thông tin.
Những cơ quan nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ gồm Đài Phát thanh truyền quốc gia Iran cùng Giám đốc Ezzatollah Zarghami, Cơ quan Cảnh sát mạng Iran, Cơ quan Quản lý truyền thông và Công ty Điện tử Iran.
Theo lệnh trừng phạt, Washington phong tỏa mọi tài sản cũng như cấm các đối tượng trên thực hiện các giao dịch thương mại tại Mỹ.
Phản ứng trước động thái trên, Iran ngay lập tức đã lên tiếng chỉ trích các lệnh trừng phạt mới mà Mỹ áp đặt, đồng thời tuyên bố nước này đang tích cực tìm kiếm các biện pháp mới nhằm vô hiệu hóa nỗ lực của Washington trong việc gia tăng sức ép lên nền kinh tế.
Việc Mỹ gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Iran diễn ra trong bối cảnh nước Cộng hòa Hồi giáo này chuẩn bị bước vào vòng đàm phán mới với các cường quốc gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Đức (nhóm P5+1) về chương trình hạt nhân tranh cãi vào ngày 26/2 tới tại Kazakhstan./.
(TTXVN)