Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 14/6 đã công bố một chiến lược mới và toàn diện đối với châu Phi, đồng thời khẳng định Lục địa đen có thể trở thành một hình mẫu kinh tế lớn tiếp theo trên thế giới, bất chấp việc các nước tại đây vẫn đang vật lộn với tình trạng đói nghèo, tham nhũng cũng như các xung đột.
Phát biểu trước báo giới, Tổng thống Obama cho biết chính sách mới này của Nhà Trắng tập trung vào bốn lĩnh vực chính, gồm tăng cường các thể chế dân chủ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thương mại, đầu tư và ưu tiên đảm bảo hòa bình, an ninh cũng như thúc đẩy phát triển.
Người đứng đầu Nhà Trắng đồng thời khẳng định châu Phi ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với an ninh và thịnh vượng của cộng đồng quốc tế nói chung và của Mỹ nói riêng.
Cũng trong chiến lược mới này, Tổng thống Obama đặc biệt nhấn mạnh đến những thách thức an ninh lương thực mà thế giới đang phải đối mặt.
Trước đó, hồi tháng 5/2011, ông Obama đã công bố một chiến lược nhằm giúp 50 triệu người trên thế giới, chủ yếu tại châu Phi, thoát khỏi đói nghèo bằng cách liên kết các chính phủ, các nhóm hoạt động xã hội với khu vực tư nhân.
Ông cũng cam kết duy trì Kế hoạch viện trợ AIDS khẩn cấp từ thời cựu Tổng thống George W.Bush, chương trình đã giúp nâng tuổi thọ trung bình của người dân tại Lục địa đen, và tiếp tục hỗ trợ chăm sóc y tế cho 6 triệu người đến cuối năm 2013.
Ngoài ra, chiến lược mới này cũng khẳng định cam kết của Washington khuyến khích việc cải tổ pháp luật và quy định tại châu Phi nhằm thu hút các nguồn đầu tư và thương mại, đồng thời cải thiện việc quản lý kinh tế cũng như thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực.
Trước đó, ngay trước thềm thượng đỉnh nhóm các nước phát triển (G-8) tại Trại David hồi tháng trước, Tổng thống Obama đã công bố dự án 3 tỷ USD viện trợ cho 45 công ty tư nhân thực hiện các dự án nông nghiệp quy mô nhỏ nhằm giúp xây dựng thị trường nội địa cũng như xóa đói giảm nghèo cho các nước thuộc khu vực Sừng châu Phi và Sahel.
Chiến lược hướng trọng tâm đến châu Phi của Tổng thống Obama được công bố trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng các khoản đầu tư vào châu lục này, đồng thời nỗ lực tìm kiếm cơ hội tiếp cận với các nguồn năng lượng mới tại đây. Tuy nhiên, các nhà phân tích bày tỏ lo ngại các khoản đầu tư khổng lồ của Bắc Kinh chủ yếu trong các dự án cơ sở hạ tầng song không đi kèm các biện pháp quản lý tốt nên khó có thể phát huy hiệu quả như các khoản viện trợ của Mỹ và châu Âu tại đây.
Châu Phi gồm 54 quốc gia, với tổng diện tích hơn 30 triệu km2 và hơn 800 triệu dân, nguồn tài nguyên đa dạng, dồi dào, nhất là dầu mỏ và các kim loại quý, đang trở thành nơi cạnh tranh tầm ảnh hưởng giữa các cường quốc trên thế giới. Do từng là thuộc địa và giành độc lập chưa lâu, nên so với các lục địa khác châu Phi chậm phát triển hơn. Tuy nhiên, Lục địa đen vẫn được các chuyên gia đánh giá là một thị trường tiềm năng với sức tiêu thụ mạnh./.
Phát biểu trước báo giới, Tổng thống Obama cho biết chính sách mới này của Nhà Trắng tập trung vào bốn lĩnh vực chính, gồm tăng cường các thể chế dân chủ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thương mại, đầu tư và ưu tiên đảm bảo hòa bình, an ninh cũng như thúc đẩy phát triển.
Người đứng đầu Nhà Trắng đồng thời khẳng định châu Phi ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với an ninh và thịnh vượng của cộng đồng quốc tế nói chung và của Mỹ nói riêng.
Cũng trong chiến lược mới này, Tổng thống Obama đặc biệt nhấn mạnh đến những thách thức an ninh lương thực mà thế giới đang phải đối mặt.
Trước đó, hồi tháng 5/2011, ông Obama đã công bố một chiến lược nhằm giúp 50 triệu người trên thế giới, chủ yếu tại châu Phi, thoát khỏi đói nghèo bằng cách liên kết các chính phủ, các nhóm hoạt động xã hội với khu vực tư nhân.
Ông cũng cam kết duy trì Kế hoạch viện trợ AIDS khẩn cấp từ thời cựu Tổng thống George W.Bush, chương trình đã giúp nâng tuổi thọ trung bình của người dân tại Lục địa đen, và tiếp tục hỗ trợ chăm sóc y tế cho 6 triệu người đến cuối năm 2013.
Ngoài ra, chiến lược mới này cũng khẳng định cam kết của Washington khuyến khích việc cải tổ pháp luật và quy định tại châu Phi nhằm thu hút các nguồn đầu tư và thương mại, đồng thời cải thiện việc quản lý kinh tế cũng như thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực.
Trước đó, ngay trước thềm thượng đỉnh nhóm các nước phát triển (G-8) tại Trại David hồi tháng trước, Tổng thống Obama đã công bố dự án 3 tỷ USD viện trợ cho 45 công ty tư nhân thực hiện các dự án nông nghiệp quy mô nhỏ nhằm giúp xây dựng thị trường nội địa cũng như xóa đói giảm nghèo cho các nước thuộc khu vực Sừng châu Phi và Sahel.
Chiến lược hướng trọng tâm đến châu Phi của Tổng thống Obama được công bố trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng các khoản đầu tư vào châu lục này, đồng thời nỗ lực tìm kiếm cơ hội tiếp cận với các nguồn năng lượng mới tại đây. Tuy nhiên, các nhà phân tích bày tỏ lo ngại các khoản đầu tư khổng lồ của Bắc Kinh chủ yếu trong các dự án cơ sở hạ tầng song không đi kèm các biện pháp quản lý tốt nên khó có thể phát huy hiệu quả như các khoản viện trợ của Mỹ và châu Âu tại đây.
Châu Phi gồm 54 quốc gia, với tổng diện tích hơn 30 triệu km2 và hơn 800 triệu dân, nguồn tài nguyên đa dạng, dồi dào, nhất là dầu mỏ và các kim loại quý, đang trở thành nơi cạnh tranh tầm ảnh hưởng giữa các cường quốc trên thế giới. Do từng là thuộc địa và giành độc lập chưa lâu, nên so với các lục địa khác châu Phi chậm phát triển hơn. Tuy nhiên, Lục địa đen vẫn được các chuyên gia đánh giá là một thị trường tiềm năng với sức tiêu thụ mạnh./.
(TTXVN)