AFP đưa tin, ngày 9/5, các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ đã kêu gọi các nghị sỹ phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về luật biển, nói rằng Mỹ đang ở thế bất lợi do Thượng Nghị viện từ chối ủng hộ công ước này.
Công ước Liên hợp quốc về luật biển bao gồm các quyền về hàng hải, đã có hiệu lực từ năm 1994, nhưng bất chấp sự ủng hộ của các đời tổng thống Mỹ của cả hai đảng, Thượng viện Mỹ vẫn chưa thông qua công ước này. Các quan chức Lầu Năm Góc coi công ước này là thiết yếu do Mỹ lại tập trung vào sức mạnh hải quân và khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trước lập trường quyết đoán hơn của Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), các quan chức Mỹ cho rằng công ước này sẽ giúp các tàu chiến Mỹ có thể tiếp tục hoạt động ở Thái Bình Dương và tiến hành tập trận.
Trong một bài phát biểu, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nói: "Ủng hộ công ước này, Mỹ sẽ đảm bảo rằng các quyền của chúng ta không bị những tuyên bố thái quá và những nhận thức sai lệch của các nước khác tước mất.
Còn nếu phản đối, Mỹ sẽ phá vỡ một cách tiềm tàng uy tín của mình ở châu Á ngay khi chúng ta thiết lập trật tự dựa trên luật pháp trong khu vực và thúc đẩy giải pháp hòa bình cho những tranh chấp hàng hải và lãnh thổ ở Biển Đông cũng như bất cứ nơi nào khác."
Ông Panetta còn nói rằng công ước này sẽ giúp tăng cường những nỗ lực của Mỹ nhằm đảm bảo cho các tuyến hàng hải sống còn vẫn được mở để phục vụ giao thương, đặc biệt là eo biển Hormuz, tuyến vận tải mà Tehran dọa đóng cửa để trả đũa các biện pháp trừng phạt.
Việc Mỹ tiếp cận công ước này sẽ giúp tăng cường quyền đi lại trên toàn thế giới theo luật quốc tế và cô lập Iran, một trong một vài nước vẫn chưa tham gia công ước nói trên.
Trong khi đó, Tướng Martin Dempsey, một trong những quan chức của quân đội Mỹ, cũng nói rằng nếu không tham gia công ước này, Mỹ sẽ phải tiếp tục dựa vào luật quốc tế thông thường để xử lý mọi tranh chấp hàng hải, khiến gây ra những nguy cơ xung đột tiềm tàng cao hơn./.
Công ước Liên hợp quốc về luật biển bao gồm các quyền về hàng hải, đã có hiệu lực từ năm 1994, nhưng bất chấp sự ủng hộ của các đời tổng thống Mỹ của cả hai đảng, Thượng viện Mỹ vẫn chưa thông qua công ước này. Các quan chức Lầu Năm Góc coi công ước này là thiết yếu do Mỹ lại tập trung vào sức mạnh hải quân và khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trước lập trường quyết đoán hơn của Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), các quan chức Mỹ cho rằng công ước này sẽ giúp các tàu chiến Mỹ có thể tiếp tục hoạt động ở Thái Bình Dương và tiến hành tập trận.
Trong một bài phát biểu, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nói: "Ủng hộ công ước này, Mỹ sẽ đảm bảo rằng các quyền của chúng ta không bị những tuyên bố thái quá và những nhận thức sai lệch của các nước khác tước mất.
Còn nếu phản đối, Mỹ sẽ phá vỡ một cách tiềm tàng uy tín của mình ở châu Á ngay khi chúng ta thiết lập trật tự dựa trên luật pháp trong khu vực và thúc đẩy giải pháp hòa bình cho những tranh chấp hàng hải và lãnh thổ ở Biển Đông cũng như bất cứ nơi nào khác."
Ông Panetta còn nói rằng công ước này sẽ giúp tăng cường những nỗ lực của Mỹ nhằm đảm bảo cho các tuyến hàng hải sống còn vẫn được mở để phục vụ giao thương, đặc biệt là eo biển Hormuz, tuyến vận tải mà Tehran dọa đóng cửa để trả đũa các biện pháp trừng phạt.
Việc Mỹ tiếp cận công ước này sẽ giúp tăng cường quyền đi lại trên toàn thế giới theo luật quốc tế và cô lập Iran, một trong một vài nước vẫn chưa tham gia công ước nói trên.
Trong khi đó, Tướng Martin Dempsey, một trong những quan chức của quân đội Mỹ, cũng nói rằng nếu không tham gia công ước này, Mỹ sẽ phải tiếp tục dựa vào luật quốc tế thông thường để xử lý mọi tranh chấp hàng hải, khiến gây ra những nguy cơ xung đột tiềm tàng cao hơn./.
(Vietnam+)