Triều Tiên cần nỗ lực hơn nữa khi các cuộc thương lượng sáu bên về chương trình hạt nhân của nước này được nối lại.
Đây là phát biểu của đặc phái viên Mỹ về chính sách Triều Tiên Stephen Bosworth đưa ra ngày 16/9 sau khi kết thúc chuyến thăm Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc nhằm đánh giá khả năng Bình Nhưỡng có sẵn sàng tiếp tục đàm phán hay không.
Phát biểu với báo giới, ông Bosworth khẳng định Washington đang cố gắng thuyết phục Triều Tiên khôi phục lại các hoạt động ngoại giao và các bên sẽ tiếp tục trao đổi quan điểm trong thời gian tới. Ông nhấn mạnh tiến trình đàm phán sáu bên phụ thuộc chủ yếu vào Bình Nhưỡng.
Trong thời gian ở Bắc Kinh từ ngày 15-16/9, đặc phái viên Bosworth đã thảo luận với Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì và người đồng cấp Trung Quốc Vũ Đại Vĩ về cách thức tái khởi động đàm phán sáu bên. Trung Quốc cũng kêu gọi các bên liên quan tăng cường đối thoại và liên lạc nhiều hơn, cũng như tạo điều kiện cho việc sớm nối lại đàm phán sáu bên.
Trước đó, trong chuyến thăm Nhật Bản, Hàn Quốc, ông Bosworth và các quan chức hai nước này đều nhất trí cho rằng trước khi nối lại đàm phán sáu bên, Triều Tiên cần thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm phi hạt nhân hóa, đồng thời khẳng định ba nước Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.
Năm 2009, Bình Nhưỡng đã rút khỏi các cuộc đàm phán nhằm phản đối sự chỉ trích của quốc tế liên quan đến các vụ phóng tên lửa của nước. Tuy nhiên, triển vọng nối lại các cuộc đàm phán sáu bên lại trở nên mờ nhạt hơn sau khi Hàn Quốc công bố các kết quả điều tra cho thấy tàu chiến Cheonan của nước này bị đắm hồi tháng Ba vừa qua là do ngư lôi của Triều Tiên.
Trong một diễn biến liên quan, cũng trong ngày 16/9, cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter - người vừa có chuyến thăm tới Triều Tiên và gặp một số quan chức cấp cao của nước này hồi tháng trước, khẳng định Bình Nhưỡng mong muốn xây dựng mối quan hệ tốt hơn với thế giới. Cựu chính khách này cho rằng cộng đồng quốc tế cần ghi nhận thông điệp tích cực của Triều Tiên.
Trong khi đó, trả lời tại phiên điều trần trước Quốc hội, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về các vấn đề châu Á Wallace Gregson cho biết có bằng chứng cho thấy Triều Tiên đã chuyển giao công nghệ cho Iran, đồng thời nhấn mạnh sự hợp tác giữa Bình Nhưỡng và Tehran là mối quan ngại sâu sắc đối với Washington.
Trước đó, trong chuyến thăm Nhật Bản hồi tháng Năm, Ngoại trưởng Israel Avigdor Lieberman đã cáo buộc Triều Tiên tạo ra "trục ma quỷ" khi cung cấp cho Iran và Syria công nghệ vũ khí. Song, Bình Nhưỡng đã bác bỏ cáo buộc trên./.
Đây là phát biểu của đặc phái viên Mỹ về chính sách Triều Tiên Stephen Bosworth đưa ra ngày 16/9 sau khi kết thúc chuyến thăm Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc nhằm đánh giá khả năng Bình Nhưỡng có sẵn sàng tiếp tục đàm phán hay không.
Phát biểu với báo giới, ông Bosworth khẳng định Washington đang cố gắng thuyết phục Triều Tiên khôi phục lại các hoạt động ngoại giao và các bên sẽ tiếp tục trao đổi quan điểm trong thời gian tới. Ông nhấn mạnh tiến trình đàm phán sáu bên phụ thuộc chủ yếu vào Bình Nhưỡng.
Trong thời gian ở Bắc Kinh từ ngày 15-16/9, đặc phái viên Bosworth đã thảo luận với Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì và người đồng cấp Trung Quốc Vũ Đại Vĩ về cách thức tái khởi động đàm phán sáu bên. Trung Quốc cũng kêu gọi các bên liên quan tăng cường đối thoại và liên lạc nhiều hơn, cũng như tạo điều kiện cho việc sớm nối lại đàm phán sáu bên.
Trước đó, trong chuyến thăm Nhật Bản, Hàn Quốc, ông Bosworth và các quan chức hai nước này đều nhất trí cho rằng trước khi nối lại đàm phán sáu bên, Triều Tiên cần thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm phi hạt nhân hóa, đồng thời khẳng định ba nước Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.
Năm 2009, Bình Nhưỡng đã rút khỏi các cuộc đàm phán nhằm phản đối sự chỉ trích của quốc tế liên quan đến các vụ phóng tên lửa của nước. Tuy nhiên, triển vọng nối lại các cuộc đàm phán sáu bên lại trở nên mờ nhạt hơn sau khi Hàn Quốc công bố các kết quả điều tra cho thấy tàu chiến Cheonan của nước này bị đắm hồi tháng Ba vừa qua là do ngư lôi của Triều Tiên.
Trong một diễn biến liên quan, cũng trong ngày 16/9, cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter - người vừa có chuyến thăm tới Triều Tiên và gặp một số quan chức cấp cao của nước này hồi tháng trước, khẳng định Bình Nhưỡng mong muốn xây dựng mối quan hệ tốt hơn với thế giới. Cựu chính khách này cho rằng cộng đồng quốc tế cần ghi nhận thông điệp tích cực của Triều Tiên.
Trong khi đó, trả lời tại phiên điều trần trước Quốc hội, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về các vấn đề châu Á Wallace Gregson cho biết có bằng chứng cho thấy Triều Tiên đã chuyển giao công nghệ cho Iran, đồng thời nhấn mạnh sự hợp tác giữa Bình Nhưỡng và Tehran là mối quan ngại sâu sắc đối với Washington.
Trước đó, trong chuyến thăm Nhật Bản hồi tháng Năm, Ngoại trưởng Israel Avigdor Lieberman đã cáo buộc Triều Tiên tạo ra "trục ma quỷ" khi cung cấp cho Iran và Syria công nghệ vũ khí. Song, Bình Nhưỡng đã bác bỏ cáo buộc trên./.
(TTXVN/Vietnam+)