Với 61 phiếu thuận và 38 phiếu chống nhưng không đạt được mức yêu cầu tối thiểu 66 phiếu để thông qua một công ước quốc tế theo luật định, Thượng viện Mỹ ngày 4/12 đã thất bại trong việc phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật.
Công ước trên là văn kiện quốc tế có nội dung tương tự Đạo luật về người khuyết tật của Mỹ (ADA), được nước này thông qua năm 1990, đảm bảo các quyền lợi của người khuyết tật, quyền được đi làm và hưởng các dịch vụ xã hội.
Vì thế, các ý kiến phản đối tại nghị trường Mỹ cho rằng thông qua công ước của Liên hợp quốc chỉ mang tính biểu tượng và không cần thiết, có thể đe dọa chủ quyền của Mỹ, buộc nước này phải tuân thủ các đạo luật quốc tế.
Phát biểu trước báo giới sau cuộc bỏ phiếu, lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện, Thượng nghị sỹ Harry Reid đã bày tỏ sự thất vọng, cho rằng đảng Cộng hòa có thái độ quá cực đoan và không thực tế.
Phiên bỏ phiếu của Thượng viện Mỹ diễn ra ngay sau ngày 3/12 - Ngày Quốc tế người khuyết tật.
Theo số liệu của Liên hợp quốc, hiện nay thế giới có hơn một tỷ người khuyết tất - chiếm khoảng 15% dân số thế giới.
Liên hợp quốc đã thúc đẩy và chính thức công nhận Ngày Quốc tế người Khuyết tật từ năm 1992.
Năm 2007, tổ chức này đã ban hành Công ước về quyền của người khuyết tật để các nước thành viên ký kết.
Năm 2008, công ước bắt đầu có hiệu lực và đến tháng 11 vừa qua đã có 126 quốc gia, tương đương 2/3 nước thành viên Liên hợp quốc, đã phê chuẩn văn kiện này.
Công ước thừa nhận những rào cản mà người khuyết tật đang phải đối mặt và khẳng định người khuyết tật có các quyền cơ bản trong việc tiếp cận và hòa nhập xã hội./.
Công ước trên là văn kiện quốc tế có nội dung tương tự Đạo luật về người khuyết tật của Mỹ (ADA), được nước này thông qua năm 1990, đảm bảo các quyền lợi của người khuyết tật, quyền được đi làm và hưởng các dịch vụ xã hội.
Vì thế, các ý kiến phản đối tại nghị trường Mỹ cho rằng thông qua công ước của Liên hợp quốc chỉ mang tính biểu tượng và không cần thiết, có thể đe dọa chủ quyền của Mỹ, buộc nước này phải tuân thủ các đạo luật quốc tế.
Phát biểu trước báo giới sau cuộc bỏ phiếu, lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện, Thượng nghị sỹ Harry Reid đã bày tỏ sự thất vọng, cho rằng đảng Cộng hòa có thái độ quá cực đoan và không thực tế.
Phiên bỏ phiếu của Thượng viện Mỹ diễn ra ngay sau ngày 3/12 - Ngày Quốc tế người khuyết tật.
Theo số liệu của Liên hợp quốc, hiện nay thế giới có hơn một tỷ người khuyết tất - chiếm khoảng 15% dân số thế giới.
Liên hợp quốc đã thúc đẩy và chính thức công nhận Ngày Quốc tế người Khuyết tật từ năm 1992.
Năm 2007, tổ chức này đã ban hành Công ước về quyền của người khuyết tật để các nước thành viên ký kết.
Năm 2008, công ước bắt đầu có hiệu lực và đến tháng 11 vừa qua đã có 126 quốc gia, tương đương 2/3 nước thành viên Liên hợp quốc, đã phê chuẩn văn kiện này.
Công ước thừa nhận những rào cản mà người khuyết tật đang phải đối mặt và khẳng định người khuyết tật có các quyền cơ bản trong việc tiếp cận và hòa nhập xã hội./.
(TTXVN)