Vụ Thị trường châu Mỹ, Bộ Công Thương cho biết trước bối cảnh nhiều nền kinh tế trọng điểm như Hoa Kỳ, EU vẫn chưa hồi phục thì Mỹ Latinh đang được coi là thị trường xuất khẩu tiềm năng của các doanh nghiệp Việt Nam.
Hiện nay Việt Nam đang có quan hệ thương mại với tất cả 33 quốc gia trong khu vực Mỹ Latinh. Cùng với đó, hoạt động giao thương diễn ra với tất cả các ngành hàng xuất khẩu với kim ngạch trao đổi liên tục tăng qua từng năm. Kim ngạch trao đổi giữa Việt Nam và thị trường Mỹ Latinh trong năm 2012 đạt 5,5 tỷ USD và dự kiến năm nay con số này sẽ còn tiếp tục tăng cao hơn.
Theo ông Nguyễn Đức Thăng, Trưởng phòng Thị trường Công ty Cổ phần may Đáp Cầu, do khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và Mỹ Latinh quá xa nên những chi phí đi lại tìm hiểu thị trường còn nhiều khó khăn. Văn hóa tiêu dùng khác biệt cũng gây cản trở cho doanh nghiệp, nhất là với hàng dệt may cần phải sang tận nơi tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng thì mới xuất khẩu được.
Một khó khăn nữa mà doanh nghiệp xuất khẩu gặp phải là vấn đề thanh toán do tập quán và cách thức làm việc khác nhau cũng tạo ra khó khăn trong giai đoạn đầu khi doanh nghiệp thâm nhập sang thị trường này.
Đặc biệt hơn là chất lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam mặc dù tốt và ổn định nhưng vẫn chưa tạo dựng được thương hiệu tại đây khiến người tiêu dùng chưa biết đến hàng Việt Nam và nếu có biết thì cũng chỉ thông qua sản phẩm được gắn mác bởi một thương hiệu khác. Điều này đã gây ra những cản trở nhất định trong việc tạo dựng vị thế hàng xuất khẩu Việt Nam ở những quốc gia trong khu vực.
Các chuyên gia Vụ Thị trường châu Mỹ cho biết thời gian qua lãnh đạo Vụ đã phối hợp với các cơ quan liên quan nhằm đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến trao đổi thương mại giữa hai bên, tìm ra các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như mở rộng kênh phân phối, hỗ trợ chi phí tìm hiểu thị trường giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận sâu hơn vào thị trường và đạt được các kết quả giao dịch tốt hơn.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, nguồn ngân sách cho xúc tiến thương mại còn hạn chế và có nhiều khả năng bị thu hẹp thì tính chủ động của doanh nghiệp cần được phát huy tối đa hơn nữa. Do đó, bản thân mỗi doanh nghiệp cần chủ động tìm được hướng đi cụ thể cho mình, đồng thời tìm hiểu kỹ thị trường trước khi tiến hành giao dịch nhằm hạn chế tối đa các rủi ro./.
Hiện nay Việt Nam đang có quan hệ thương mại với tất cả 33 quốc gia trong khu vực Mỹ Latinh. Cùng với đó, hoạt động giao thương diễn ra với tất cả các ngành hàng xuất khẩu với kim ngạch trao đổi liên tục tăng qua từng năm. Kim ngạch trao đổi giữa Việt Nam và thị trường Mỹ Latinh trong năm 2012 đạt 5,5 tỷ USD và dự kiến năm nay con số này sẽ còn tiếp tục tăng cao hơn.
Theo ông Nguyễn Đức Thăng, Trưởng phòng Thị trường Công ty Cổ phần may Đáp Cầu, do khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và Mỹ Latinh quá xa nên những chi phí đi lại tìm hiểu thị trường còn nhiều khó khăn. Văn hóa tiêu dùng khác biệt cũng gây cản trở cho doanh nghiệp, nhất là với hàng dệt may cần phải sang tận nơi tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng thì mới xuất khẩu được.
Một khó khăn nữa mà doanh nghiệp xuất khẩu gặp phải là vấn đề thanh toán do tập quán và cách thức làm việc khác nhau cũng tạo ra khó khăn trong giai đoạn đầu khi doanh nghiệp thâm nhập sang thị trường này.
Đặc biệt hơn là chất lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam mặc dù tốt và ổn định nhưng vẫn chưa tạo dựng được thương hiệu tại đây khiến người tiêu dùng chưa biết đến hàng Việt Nam và nếu có biết thì cũng chỉ thông qua sản phẩm được gắn mác bởi một thương hiệu khác. Điều này đã gây ra những cản trở nhất định trong việc tạo dựng vị thế hàng xuất khẩu Việt Nam ở những quốc gia trong khu vực.
Các chuyên gia Vụ Thị trường châu Mỹ cho biết thời gian qua lãnh đạo Vụ đã phối hợp với các cơ quan liên quan nhằm đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến trao đổi thương mại giữa hai bên, tìm ra các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như mở rộng kênh phân phối, hỗ trợ chi phí tìm hiểu thị trường giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận sâu hơn vào thị trường và đạt được các kết quả giao dịch tốt hơn.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, nguồn ngân sách cho xúc tiến thương mại còn hạn chế và có nhiều khả năng bị thu hẹp thì tính chủ động của doanh nghiệp cần được phát huy tối đa hơn nữa. Do đó, bản thân mỗi doanh nghiệp cần chủ động tìm được hướng đi cụ thể cho mình, đồng thời tìm hiểu kỹ thị trường trước khi tiến hành giao dịch nhằm hạn chế tối đa các rủi ro./.
Uyên Hương (TTXVN)