Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta ngày 12/10 cho rằng Lục quân Mỹ trong tương lai sẽ không đối mặt với những cuộc chiến thông thường mà phải chuẩn bị cho những mối đe dọa từ các loại vũ khí công nghệ cao giá rẻ hơn.
Trong bối cảnh Lầu Năm Góc đang phải chịu áp lực về cắt giảm ngân sách, ông Panetta đã thách thức thế hệ sỹ quan được tôi luyện qua chiến tranh Iraq và Afghanistan trong thập kỷ qua khi đưa ra những ý tưởng mới về cách thức đối phó với một loạt kẻ thù tiềm tàng, kể cả các nhóm phiến quân.
Phát biểu trước các sỹ quan phần lớn đã nghỉ hưu thuộc Hiệp hội Lục quân Mỹ, nhà lãnh đạo mới của Lầu Năm Góc mô tả điều mà các nhà hoạch định quân sự và giới chuyên gia Mỹ gọi là "nguy cơ phối hợp" cả chiến tranh truyền thống và phi truyền thống, với cuộc chiến năm 2006 giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Lebanon được xem như một ví dụ sinh động nhất.
Theo ông Panetta, Lục quân Mỹ cần đi xa hơn chiến lược truyền thống và giúp định hình vai trò của mình trong tương lai, với một lực lượng quy mô nhỏ hơn song linh hoạt.
Nhiều nhà phân tích cho rằng cuộc khủng hoảng tài khóa đang buộc Mỹ phải điều chỉnh các chiến lược quốc phòng và cắt giảm mạnh ngân sách quân sự. Để giải quyết thâm hụt ngân sách khổng lồ, Chính phủ Mỹ trong 10 năm tới có thể cần phải giảm 1.000 tỷ USD trong chi tiêu quốc phòng./.
Trong bối cảnh Lầu Năm Góc đang phải chịu áp lực về cắt giảm ngân sách, ông Panetta đã thách thức thế hệ sỹ quan được tôi luyện qua chiến tranh Iraq và Afghanistan trong thập kỷ qua khi đưa ra những ý tưởng mới về cách thức đối phó với một loạt kẻ thù tiềm tàng, kể cả các nhóm phiến quân.
Phát biểu trước các sỹ quan phần lớn đã nghỉ hưu thuộc Hiệp hội Lục quân Mỹ, nhà lãnh đạo mới của Lầu Năm Góc mô tả điều mà các nhà hoạch định quân sự và giới chuyên gia Mỹ gọi là "nguy cơ phối hợp" cả chiến tranh truyền thống và phi truyền thống, với cuộc chiến năm 2006 giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Lebanon được xem như một ví dụ sinh động nhất.
Theo ông Panetta, Lục quân Mỹ cần đi xa hơn chiến lược truyền thống và giúp định hình vai trò của mình trong tương lai, với một lực lượng quy mô nhỏ hơn song linh hoạt.
Nhiều nhà phân tích cho rằng cuộc khủng hoảng tài khóa đang buộc Mỹ phải điều chỉnh các chiến lược quốc phòng và cắt giảm mạnh ngân sách quân sự. Để giải quyết thâm hụt ngân sách khổng lồ, Chính phủ Mỹ trong 10 năm tới có thể cần phải giảm 1.000 tỷ USD trong chi tiêu quốc phòng./.
(TTXVN/Vietnam+)