Mỹ phát giác vụ chiếm đoạt 70 triệu USD từ gói hỗ trợ COVID-19

Bộ Tư pháp Mỹ cho biết 57 người đã bị buộc tội âm mưu chiếm đoạt hơn 175 triệu USD từ Chương trình bảo vệ tiền lương, trong đó 70 triệu USD đã được chuyển đến các tài khoản.
(Ảnh chỉ mang tính minh họa: THX/TTXVN)
(Ảnh chỉ mang tính minh họa: THX/TTXVN)

Ngày 11/9, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết đã phát giác hàng loạt vụ lừa đảo quy mô lớn trên toàn quốc, chiếm đoạt 70 triệu USD từ chương trình của chính phủ liên bang hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Phát biểu với báo giới, quyền Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp phụ trách bộ phận hình sự, Brian C. Rabbitt, cho biết 57 người đã bị buộc tội âm mưu chiếm đoạt hơn 175 triệu USD từ Chương trình bảo vệ tiền lương (PPP), trong đó 70 triệu USD đã được chuyển đến các tài khoản giả mạo.

Chính phủ Mỹ đã thu hồi được khoảng 30 triệu USD. Cũng theo ông Rabbitt, những đối tượng lừa đảo có thể là một cá nhân, một nhóm nhỏ hoặc các đường dây tội phạm có tổ chức.

[Pháp phát giác hàng loạt vụ khai man hưởng trợ cấp COVID-19]

Cùng ngày, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết lực lượng chức năng đã bắt giữ Josh Bellamy, cầu thủ bóng đá của đội bóng chuyên nghiệp New York Jets, với cáo buộc liên quan đến một nhóm 12 đối tượng khai man hồ sơ để hưởng trợ cấp.

Đây là vụ lừa đảo quy mô lớn nhất liên quan đến PPP, với số tiền âm mưu chiếm đoạt lên tới 24 triệu USD.

PPP được triển khai trong khuôn khổ Đạo luật Cứu trợ, Hỗ trợ và An ninh kinh tế (CARES) trị giá 2.200 tỷ USD của Chính phủ Mỹ nhằm cung cấp các khoản vay và trợ cấp cho các doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch COVID-19.

Chương trình này đã hết hạn vào đầu tháng 8 vừa qua sau khi cấp hơn 5,2 triệu khoản vay với tổng giá trị ước tính 525 tỷ USD./. 

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Biểu tượng TikTok trên nền quốc kỳ Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tòa án Tối cao Mỹ thông qua luật cấm TikTok

Mặc dù ứng dụng TikTok sẽ không biến mất ngay lập tức khỏi các điện thoại của người dùng hiện tại, nhưng người dùng mới sẽ không thể tải xuống ứng dụng, các bản cập nhật cũng sẽ bị vô hiệu hóa tại Mỹ.