Ngày 6/2 tại Geneva, Mỹ đã ký thỏa thuận với Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản về việc bỏ cách tính thuế chống bán phá giá "quy về không" gây nhiều tranh cãi, theo đó Washington sẽ dỡ bỏ hoàn toàn cách tính thuế "quy về không" đối với các sản phẩm thép và một số sản phẩm khác của EU và Nhật Bản xuất sang thị trường Mỹ để đổi lại việc Brussels và Tokyo sẽ không tiến hành các biện pháp trả đũa thương mại đối với Mỹ.
Bắt đầu từ tuần tới, Mỹ sẽ phải sử dụng cách tính mới để tính toán mức thuế chống bán phá giá. Toàn bộ hàng hóa của EU và Nhật Bản nhập khẩu vào Mỹ sau tháng 5/2010 cũng sẽ được áp mức thuế chống bán phá giá mới thay cho cách tính "quy về không."
Từ tháng 6/2012, sẽ không còn nhà xuất khẩu của EU hay Nhật Bản nào bị áp cách tính thuế chống bán phá giá "quy về không."
Văn phòng đại diện thương mại Mỹ cho hay sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng tới thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu từ các nước khác, như Brazil, Mexico và Việt Nam. Mặc dù đã đề nghị, nhưng ba nước này vẫn chưa được Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cho phép tiến hành biện pháp trả đũa cách tính "quy về không" của Mỹ.
[WTO chỉ trích cách tính "Zeroing" của Mỹ]
Trong một thập kỷ qua, Mỹ đã bị thua nhiều vụ kiện tại WTO liên quan đến cách tính thuế chống bán phá giá "quy về không". WTO đã ra phán quyết với phần thắng nghiêng về EU năm 2006 và Nhật Bản năm 2007 trong các vụ kiện liên quan đến phương pháp tính "quy về không". Tuy nhiên, Washington vẫn không chịu tuân thủ phán quyết này. EU và Nhật Bản đã đề nghị WTO "bật đèn xanh" cho phép sử dụng các biện pháp trả đũa thương mại trị giá hàng trăm triệu USD.
"Quy về không" là một phương pháp tính toán được Mỹ "thích sử dụng" trong quá trình tính biên độ phá giá, trong đó cho phép quy về không tất cả các giao dịch có biên độ phá giá âm. Ủy viên thương mại EU, Karel De Gucht, cho hay thỏa thuận mà ba bên vừa ký kết sẽ giúp các nhà xuất khẩu châu Âu tiết kiệm được khoảng 15 triệu USD mỗi năm.
Trong khi đó, Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản cho hay Mỹ đã thu thêm được khoảng 1 tỷ yen (100 yen=26.832 đồng) mỗi năm từ các công ty xuất khẩu Nhật Bản trong 22 năm qua (tính từ năm 1989).
Theo bản ghi nhớ chung ký với Nhật Bản, Washington sẽ hoàn trả tổng cộng khoảng 2 tỷ yen cho Nhật Bản, tính từ tháng 5/2010./.
Bắt đầu từ tuần tới, Mỹ sẽ phải sử dụng cách tính mới để tính toán mức thuế chống bán phá giá. Toàn bộ hàng hóa của EU và Nhật Bản nhập khẩu vào Mỹ sau tháng 5/2010 cũng sẽ được áp mức thuế chống bán phá giá mới thay cho cách tính "quy về không."
Từ tháng 6/2012, sẽ không còn nhà xuất khẩu của EU hay Nhật Bản nào bị áp cách tính thuế chống bán phá giá "quy về không."
Văn phòng đại diện thương mại Mỹ cho hay sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng tới thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu từ các nước khác, như Brazil, Mexico và Việt Nam. Mặc dù đã đề nghị, nhưng ba nước này vẫn chưa được Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cho phép tiến hành biện pháp trả đũa cách tính "quy về không" của Mỹ.
[WTO chỉ trích cách tính "Zeroing" của Mỹ]
Trong một thập kỷ qua, Mỹ đã bị thua nhiều vụ kiện tại WTO liên quan đến cách tính thuế chống bán phá giá "quy về không". WTO đã ra phán quyết với phần thắng nghiêng về EU năm 2006 và Nhật Bản năm 2007 trong các vụ kiện liên quan đến phương pháp tính "quy về không". Tuy nhiên, Washington vẫn không chịu tuân thủ phán quyết này. EU và Nhật Bản đã đề nghị WTO "bật đèn xanh" cho phép sử dụng các biện pháp trả đũa thương mại trị giá hàng trăm triệu USD.
"Quy về không" là một phương pháp tính toán được Mỹ "thích sử dụng" trong quá trình tính biên độ phá giá, trong đó cho phép quy về không tất cả các giao dịch có biên độ phá giá âm. Ủy viên thương mại EU, Karel De Gucht, cho hay thỏa thuận mà ba bên vừa ký kết sẽ giúp các nhà xuất khẩu châu Âu tiết kiệm được khoảng 15 triệu USD mỗi năm.
Trong khi đó, Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản cho hay Mỹ đã thu thêm được khoảng 1 tỷ yen (100 yen=26.832 đồng) mỗi năm từ các công ty xuất khẩu Nhật Bản trong 22 năm qua (tính từ năm 1989).
Theo bản ghi nhớ chung ký với Nhật Bản, Washington sẽ hoàn trả tổng cộng khoảng 2 tỷ yen cho Nhật Bản, tính từ tháng 5/2010./.
Như Mai (TTXVN/Vietnam+)