Cuộc bao vây cấm vận kinh tế và thương mại của Mỹ chống Cuba sau nửa thế kỷ vẫn không có dấu hiệu thay đổi và tiếp tục được chính quyền của Tổng thống Barack Obama siết chặt với mục tiêu duy nhất là tiêu diệt cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tại Hòn đảo Tự do.
Đó là đánh giá của Vụ trưởng Vụ đa phương Bộ Ngoại giao Cuba Anayansi Rodríguez trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Prensa Latina ngày 7/2 - ngày cách đây tròn 50 năm chính quyền của Tổng thống Mỹ John F.Kennedy chính thức đưa vào thực thi chính sách cấm vận tàn bạo chống Cuba.
Theo bà Rodríguez, việc Washington ngày càng mở rộng truy xét với các giao dịch tài chính của Cuba ở mọi nơi trên thế giới chứng tỏ thái độ thù địch của họ đối với Havana là không có giới hạn bất chấp sự phản đối của Cuba, cộng đồng quốc tế và dư luận ngay trong nội bộ nước Mỹ.
Báo cáo chính thức mà chính phủ Cuba công bố mới đây cho biết tính đến năm 2011, cuộc bao vây cấm vận phi lý và tàn khốc trên đã gây thiệt hại về kinh tế trị giá khoảng 975 tỷ USD và là rào cản trực tiếp đối với sự phát triển của quốc đảo vùng Caribe này.
Bất chấp việc Đại Hội đồng Liên hợp quốc trong suốt 20 năm qua đã liên tiếp thông qua các nghị quyết chỉ trích lệnh cấm vận chống Cuba, và yêu cầu Mỹ phải dỡ bỏ ngay lập tức những biện pháp này, song đến nay, chính quyền Washington vẫn từ chối thực hiện.
Bà Rodríguez cho rằng việc Tổng thống Obama khi lên nắm quyền đưa ra một số quyết định được cho là “nới lỏng” liên quan tới vấn đề thăm thân, chuyển kiều hối và cấp phép cho các sân bay khai thác dịch vụ bay trực tiếp tới Cuba là những “bước tiến tích cực” nhưng không đồng nghĩa với việc cuộc bao vây cấm vận đã thay đổi về bản chất.
Nhà ngoại giao Cuba khẳng định những động thái trên của chính quyền Mỹ nhằm mục đích tạo cho dư luận thế giới thấy rằng giờ đây Cuba là bên cần phải thể hiện mong muốn cải thiện quan hệ song phương bằng những bước đi cụ thể.
Bà Rodríguez đồng thời tố cáo hiện nay Cuba vẫn không được phép nhập và xuất khẩu hàng hóa từ Mỹ, không được sử dụng đồng USD trong các giao dịch với đối tác nước ngoài cũng như không được tiếp cận với các cơ chế tín dụng quốc tế lớn.
Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn này, đời sống của người dân Cuba đang dần được cải thiện. Kết thúc năm 2011, kinh tế Cuba vẫn đạt mức tăng trưởng 2,7%.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Cuba, quốc đảo Tự do này đang từng bước triển khai lộ trình cập nhật mô hình kinh tế với những kết quả khả quan, đưa đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn và phát triển phù hợp với tình hình mới, kiên định con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội./.
Đó là đánh giá của Vụ trưởng Vụ đa phương Bộ Ngoại giao Cuba Anayansi Rodríguez trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Prensa Latina ngày 7/2 - ngày cách đây tròn 50 năm chính quyền của Tổng thống Mỹ John F.Kennedy chính thức đưa vào thực thi chính sách cấm vận tàn bạo chống Cuba.
Theo bà Rodríguez, việc Washington ngày càng mở rộng truy xét với các giao dịch tài chính của Cuba ở mọi nơi trên thế giới chứng tỏ thái độ thù địch của họ đối với Havana là không có giới hạn bất chấp sự phản đối của Cuba, cộng đồng quốc tế và dư luận ngay trong nội bộ nước Mỹ.
Báo cáo chính thức mà chính phủ Cuba công bố mới đây cho biết tính đến năm 2011, cuộc bao vây cấm vận phi lý và tàn khốc trên đã gây thiệt hại về kinh tế trị giá khoảng 975 tỷ USD và là rào cản trực tiếp đối với sự phát triển của quốc đảo vùng Caribe này.
Bất chấp việc Đại Hội đồng Liên hợp quốc trong suốt 20 năm qua đã liên tiếp thông qua các nghị quyết chỉ trích lệnh cấm vận chống Cuba, và yêu cầu Mỹ phải dỡ bỏ ngay lập tức những biện pháp này, song đến nay, chính quyền Washington vẫn từ chối thực hiện.
Bà Rodríguez cho rằng việc Tổng thống Obama khi lên nắm quyền đưa ra một số quyết định được cho là “nới lỏng” liên quan tới vấn đề thăm thân, chuyển kiều hối và cấp phép cho các sân bay khai thác dịch vụ bay trực tiếp tới Cuba là những “bước tiến tích cực” nhưng không đồng nghĩa với việc cuộc bao vây cấm vận đã thay đổi về bản chất.
Nhà ngoại giao Cuba khẳng định những động thái trên của chính quyền Mỹ nhằm mục đích tạo cho dư luận thế giới thấy rằng giờ đây Cuba là bên cần phải thể hiện mong muốn cải thiện quan hệ song phương bằng những bước đi cụ thể.
Bà Rodríguez đồng thời tố cáo hiện nay Cuba vẫn không được phép nhập và xuất khẩu hàng hóa từ Mỹ, không được sử dụng đồng USD trong các giao dịch với đối tác nước ngoài cũng như không được tiếp cận với các cơ chế tín dụng quốc tế lớn.
Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn này, đời sống của người dân Cuba đang dần được cải thiện. Kết thúc năm 2011, kinh tế Cuba vẫn đạt mức tăng trưởng 2,7%.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Cuba, quốc đảo Tự do này đang từng bước triển khai lộ trình cập nhật mô hình kinh tế với những kết quả khả quan, đưa đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn và phát triển phù hợp với tình hình mới, kiên định con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội./.
(TTXVN/Vietnam+)