Mỹ trở thành thị trường tiêu thụ rượu vang lớn nhất thế giới

Dù vẫn thua kém nếu chia đều theo bình quân đầu người, nhưng năm 2013, Mỹ lần đầu tiên vượt Pháp trở thành thị trường tiêu thụ rượu vang lớn nhất của thế giới.
Mỹ trở thành thị trường tiêu thụ rượu vang lớn nhất thế giới ảnh 1 (Ảnh: guardian.co.uk)

Mặc dù vẫn thua kém nếu chia đều theo bình quân đầu người, nhưng năm 2013, Mỹ đã lần đầu tiên vượt Pháp trở thành thị trường tiêu thụ rượu vang lớn nhất của thế giới.

Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn báo cáo của Tổ chức nho và rượu vang quốc tế (OIV) công bố ngày 13/5, cho biết trong năm 2013 người dân Mỹ tiêu thụ 2,91 tỷ lít rượu vang, tăng 0,5% so với năm 2012 trong khi mức tiêu thụ của người dân Pháp lại giảm gần 7%, xuống 2,81 tỷ lít.

Tuy nhiên, nếu chia bình quân đầu người, trung bình mỗi người Pháp mỗi tuần uống khoảng 1,2 chai rượu vang, gấp 6 lần so với mức tiêu thụ trung bình của người dân Mỹ.

Pháp là quốc gia sản xuất rượu vang lớn thứ ba thế giới sau Italy và Tây Ban Nha, nhưng lại đứng đầu thế giới về xuất khẩu với kim ngạch 10,7 tỷ USD, nhưng tiêu thụ rượu vang tính theo đầu người của người dân Pháp từ năm 2002 đến năm 2011 lại giảm tới hơn 20%, xuống chỉ còn 46,4 lít/năm.

Trong khi đó, cùng thời gian này, tiêu thụ rượu vang của người dân Mỹ lại tăng xấp xỉ 17%, lên mức 9,1 lít/năm, tính theo bình quân đầu người.

Tổng mức tiêu thụ rượu vang toàn cầu năm 2013 cũng giảm 1,0%, xuống chỉ còn 23,9 tỷ lít trong khi tổng sản lượng rượu vang cùng thời gian này lại tăng 9,4%, lên 27,9 tỷ lít, chủ yếu là gia tăng sản lượng tại Tây Ban Nha, Chile, Nam Phi và New Zealand./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Trái cây Nam Bộ 2025

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Trái cây Nam Bộ 2025

Với chủ đề “Làm nông giữ gốc - Dân tộc giữ hồn - Hội nhập thời đại”, điểm nhấn của Lễ hội Trái cây Nam Bộ 2025 là chuỗi hoạt động giới thiệu các sản vật nông nghiệp đặc trưng của Nam Bộ, kết hợp giữa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc với xu hướng đổi mới, hội nhập trong các lĩnh vực thương mại, du lịch và công nghệ.

Nếu khoai tây bắt đầu mọc mầm, chúng vẫn có thể ăn được, miễn là mầm chưa phát triển quá nhiều. (Nguồn: Getty Images)

Khoai tây mọc mầm hay ngả xanh có ăn được không?

Với xu hướng ủng hộ “rau củ xấu xí” để giảm lãng phí thực phẩm, nhiều người nghĩ rằng khoai tây trông kỳ quặc cũng chẳng sao. Nhưng khoai tây mọc mầm hay ngả xanh có an toàn để ăn không?

Kêu gọi kiểm tra nguồn gốc món "lòng se điếu"

Kêu gọi kiểm tra nguồn gốc món "lòng se điếu"

Các chuyên gia và người tiêu dùng đang đặt dấu hỏi về tính xác thực và độ an toàn của "Lòng se điếu" – còn gọi là phèo hai da đang trở thành hiện tượng ẩm thực được săn lùng tại Việt Nam.