Cụ thể, Washington sẽ giúp New Delhi hiện đại hóa hệ thống tài chính, mạnglưới phân phối bán lẻ, đầu tư cho ngành sản xuất và nâng cấp cơ sở hạ tầng cũngnhư tạo điều kiện thuận lợi để Ấn Độ tiếp cận các tập đoàn bán lẻ của Mỹ.
Phát biểu với báo giới ngày 28/6, Bộ trưởng Tài chính Mỹ TimothyGeithner nêu rõ Mỹ và Ấn Độ đã đạt được cam kết quan trọng trong việc củng cốmối quan hệ song phương và đảm bảo rằng các doanh nghiệp hai nước sẽ đều đượchưởng lợi lớn hơn nữa từ các cơ hội làm ăn.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Geithner cũngthừa nhận một thực tế là hiện có quá nhiều rào cản đối với các công ty nướcngoài muốn làm ăn tại Ấn Độ và việc dỡ bỏ các rào cản này là một thách thứcchính trị đối với New Delhi. Theo ông, các công ty Mỹ tại Ấn Độ gặp nhiều khókhăn khi triển khai hoạt động trong các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất,bán lẻ và cơ sở hạ tầng và điều này đã kìm hãm kinh tế tăng trưởng và thịtrường việc làm ở cả hai nước.
Bộ trưởng Geithner nhấn mạnh xóa bỏ các rào cảntrên sẽ là một bước tiến quan trọng hướng tới hội nhập kinh tế giữa hai nước.
Về phần mình, Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Pranab Mukherjee nhậnđịnh các cuộc thảo luận đều đạt kết quả tốt đẹp, quan chức hai nước đã thẳngthắn đề cập nhiều vấn đề cùng quan tâm.
Hai bộ trưởng đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác song phươngtrong thực hiện các mục tiêu kinh tế chung, trong đó có việc giảm sự mất cânbằng thương mại toàn cầu tại diễn đàn chung là Nhóm các nền kinh tế phát triểnvà mới nổi hàng đầu thế giới (G-20).
Đây là vòng đàm phán kinh tế thường niên thứ 2 giữa Mỹ và Ấn Độ, sau vòng1diễn ra hồi năm ngoái tại New Delhi. Mục tiêu của hai nước là tăng cường hợp tácgiữa nền kinh tế lớn nhất và một trong những thị trường mới nổi có tốc độ tăngtrưởng nhanh nhất thế giới.
Tổng kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa hai nước năm2010 chỉ đạt 49 tỷ USD, tương đương 1/10 kim ngạch thương mại của Mỹ với TrungQuốc, nước hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Washington (sau Canada)./.