Cuộc đối thoại quốc phòng Pakistan-Mỹ diễn ra từ ngày 7-10/6 tại thủ đô Islamabad (Pakistan) nhằm thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước.
Phái đoàn Mỹ do Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách Phát triển Lực lượng David Ochmanek và Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách các vấn đề Afghanistan, Pakistan và Trung Á David Sidney, dẫn đầu.
Tại cuộc đối thoại, hai bên sẽ tiếp tục trao đổi những vấn đề đã được nêu tại các cuộc thảo luận được tổ chức trong khuôn khổ Đối thoại chiến lược Mỹ-Pakistan diễn ra trong hai ngày 24-25/3 tại Washington.
Nội dung của cuộc đối thoại quốc phòng lần này tập trung vào việc đối phó với những thách thức an ninh chung thông qua việc hoạch định kế hoạch quốc phòng cấp chiến lược song phương.
Thông qua đối thoại chiến lược hồi tháng Ba, hai nước đã nhất trí tăng cường và mở rộng đối thoại trên các lĩnh vực quốc phòng, kinh tế và thương mại, năng lượng, an ninh, ổn định chiến lược và không phổ biến hạt nhân, thực thi pháp luật và chống khủng bố, khoa học và công nghệ, giáo dục, nông nghiệp, nguồn nước, y tế, thông tin liên lạc và ngoại giao nhân dân.
Đại sứ Mỹ tại Pakistan Anne Patterson cho rằng sự ra đời của các nhóm làm việc về các lĩnh vực trên đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng và tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Mỹ và Pakistan. Mỹ mong muốn hợp tác chặt chẽ với Pakistan để giải quyết những thách thức mà Islamabad hiện đang phải đối mặt như chính trị, kinh tế, phát triển và an ninh.
Trong khi đó, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Nam Á, ông Robert Blake ngày 8/6 cho biết Ấn Độ ủng hộ kế hoạch viện trợ khổng lồ của Mỹ dành cho Pakistan bất chấp những lo ngại trước đó về vấn đề an ninh. Ông bày tỏ tin tưởng rằng Washington và New Dehli cùng chia sẻ lợi ích trong việc giúp bình ổn Pakistan.
Tuần trước, Mỹ và Ấn Độ đã tiến hành cuộc đối thoại chiến lược đầu tiên nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ giữa hai nước. Tuy nhiên, quan hệ này đang trở nên nhạy cảm vì Tổng thống Barack Obama cũng đang đặt trọng tâm vào Pakistan.
Năm 2009, Mỹ đã thông qua kế hoạch trị giá 7,5 tỷ USD trong năm năm tới nhằm xây dựng nền kinh tế và các thể chế dân chủ ở Pakistan, đồng thời ngăn chặn hoạt động chống đối của các phần tử Hồi giáo cực đoan tại quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân này./.
Phái đoàn Mỹ do Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách Phát triển Lực lượng David Ochmanek và Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách các vấn đề Afghanistan, Pakistan và Trung Á David Sidney, dẫn đầu.
Tại cuộc đối thoại, hai bên sẽ tiếp tục trao đổi những vấn đề đã được nêu tại các cuộc thảo luận được tổ chức trong khuôn khổ Đối thoại chiến lược Mỹ-Pakistan diễn ra trong hai ngày 24-25/3 tại Washington.
Nội dung của cuộc đối thoại quốc phòng lần này tập trung vào việc đối phó với những thách thức an ninh chung thông qua việc hoạch định kế hoạch quốc phòng cấp chiến lược song phương.
Thông qua đối thoại chiến lược hồi tháng Ba, hai nước đã nhất trí tăng cường và mở rộng đối thoại trên các lĩnh vực quốc phòng, kinh tế và thương mại, năng lượng, an ninh, ổn định chiến lược và không phổ biến hạt nhân, thực thi pháp luật và chống khủng bố, khoa học và công nghệ, giáo dục, nông nghiệp, nguồn nước, y tế, thông tin liên lạc và ngoại giao nhân dân.
Đại sứ Mỹ tại Pakistan Anne Patterson cho rằng sự ra đời của các nhóm làm việc về các lĩnh vực trên đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng và tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Mỹ và Pakistan. Mỹ mong muốn hợp tác chặt chẽ với Pakistan để giải quyết những thách thức mà Islamabad hiện đang phải đối mặt như chính trị, kinh tế, phát triển và an ninh.
Trong khi đó, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Nam Á, ông Robert Blake ngày 8/6 cho biết Ấn Độ ủng hộ kế hoạch viện trợ khổng lồ của Mỹ dành cho Pakistan bất chấp những lo ngại trước đó về vấn đề an ninh. Ông bày tỏ tin tưởng rằng Washington và New Dehli cùng chia sẻ lợi ích trong việc giúp bình ổn Pakistan.
Tuần trước, Mỹ và Ấn Độ đã tiến hành cuộc đối thoại chiến lược đầu tiên nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ giữa hai nước. Tuy nhiên, quan hệ này đang trở nên nhạy cảm vì Tổng thống Barack Obama cũng đang đặt trọng tâm vào Pakistan.
Năm 2009, Mỹ đã thông qua kế hoạch trị giá 7,5 tỷ USD trong năm năm tới nhằm xây dựng nền kinh tế và các thể chế dân chủ ở Pakistan, đồng thời ngăn chặn hoạt động chống đối của các phần tử Hồi giáo cực đoan tại quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân này./.
(TTXVN/Vietnam+)