Hãng tin chính thống New Light của Myanmar ngày 17/11 đưa tin chính quyền Myanmar đã bắt giữ 1.081 đối tượng là người địa phương ở bang Rakhine, miền Tây nước này, theo sắc lệnh tình trạng khẩn cấp được áp đặt từ khi bùng phát cuộc xung đột tôn giáo ở bang này hồi tháng Năm vừa qua.
Ngoài ra, đến nay chính quyền cũng nhận được hàng nghìn loại vũ khí bất hợp pháp do người dân địa phương giao nộp cho cảnh sát và các lực lượng an ninh theo một lệnh tối hậu thư phải giao nộp vũ khí vào ngày 3/11.
Cùng ngày, phát biểu trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Myamar U Thein Sein cho biết tình trạng bạo động ở bang Rakhine đang ảnh hưởng tới các cuộc cải cách của nước này và khiến Myanmar "mất mặt" trên trường quốc tế.
Trước đó ngày 16/11, ông U Thein Sein đã gửi một bức thư tới Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, cam kết giải quyết triệt để các vấn đề cốt lõi về việc liên quan đến người Rohingya và đưa các thủ phạm trong các vụ bạo lực tại bang Rakhine ra trước công lý.
Ông cho biết chính phủ của ông đã chuẩn bị các biện pháp chính trị để giải quyết vấn đề này, từ việc tái định cư những người đã phải sơ tán, cho đến việc trao quy chế công dân cho họ, cũng như sẽ xem xét các vấn đề như đăng ký khai sinh, cấp giấy phép lao động và giấy lưu hành trên cả nước cho tất cả người Rohingya.
Ông U Thein Sein cũng kêu gọi sự hỗ trợ của quốc tế.
Cùng ngày 16/11, ông U Thein Sein cũng đã gặp lãnh đạo các cộng đồng Phật giáo và Hồi giáo tại bang Rakhine và kêu gọi họ nỗ lực hết mình để thúc đẩy sự hài hòa và hợp tác giữa các cộng đồng.
Tổng Thư ký Ban Ki-moon đã hoan nghênh bức thư của ông Thein Sein cũng như cuộc gặp với các chức sắc tôn giáo là "những bước đi tích cực đúng hướng" và được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Ông cho biết Liên hợp quốc sẽ phối hợp chặt chẽ với Chính phủ Myanmar để giúp đỡ các nạn nhân tại bang Rakhine.
Người Rohingya được Liên hợp quốc xếp vào một trong những dân tộc thiểu số bị ngược đãi nhất trên hành tinh, và bị nhiều người Myanmar coi là người nhập cư bất hợp pháp từ nước láng giềng Bangladesh.
Làn sóng bạo lực ở bang Rakhine giữa người theo đạo Phật Rakhine với người Hồi giáo Rohingya tính đến nay đã làm 180 người thiệt mạng và hơn 110.000 người phải đi lánh nạn./.
Ngoài ra, đến nay chính quyền cũng nhận được hàng nghìn loại vũ khí bất hợp pháp do người dân địa phương giao nộp cho cảnh sát và các lực lượng an ninh theo một lệnh tối hậu thư phải giao nộp vũ khí vào ngày 3/11.
Cùng ngày, phát biểu trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Myamar U Thein Sein cho biết tình trạng bạo động ở bang Rakhine đang ảnh hưởng tới các cuộc cải cách của nước này và khiến Myanmar "mất mặt" trên trường quốc tế.
Trước đó ngày 16/11, ông U Thein Sein đã gửi một bức thư tới Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, cam kết giải quyết triệt để các vấn đề cốt lõi về việc liên quan đến người Rohingya và đưa các thủ phạm trong các vụ bạo lực tại bang Rakhine ra trước công lý.
Ông cho biết chính phủ của ông đã chuẩn bị các biện pháp chính trị để giải quyết vấn đề này, từ việc tái định cư những người đã phải sơ tán, cho đến việc trao quy chế công dân cho họ, cũng như sẽ xem xét các vấn đề như đăng ký khai sinh, cấp giấy phép lao động và giấy lưu hành trên cả nước cho tất cả người Rohingya.
Ông U Thein Sein cũng kêu gọi sự hỗ trợ của quốc tế.
Cùng ngày 16/11, ông U Thein Sein cũng đã gặp lãnh đạo các cộng đồng Phật giáo và Hồi giáo tại bang Rakhine và kêu gọi họ nỗ lực hết mình để thúc đẩy sự hài hòa và hợp tác giữa các cộng đồng.
Tổng Thư ký Ban Ki-moon đã hoan nghênh bức thư của ông Thein Sein cũng như cuộc gặp với các chức sắc tôn giáo là "những bước đi tích cực đúng hướng" và được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Ông cho biết Liên hợp quốc sẽ phối hợp chặt chẽ với Chính phủ Myanmar để giúp đỡ các nạn nhân tại bang Rakhine.
Người Rohingya được Liên hợp quốc xếp vào một trong những dân tộc thiểu số bị ngược đãi nhất trên hành tinh, và bị nhiều người Myanmar coi là người nhập cư bất hợp pháp từ nước láng giềng Bangladesh.
Làn sóng bạo lực ở bang Rakhine giữa người theo đạo Phật Rakhine với người Hồi giáo Rohingya tính đến nay đã làm 180 người thiệt mạng và hơn 110.000 người phải đi lánh nạn./.
(TTXVN)