Trong ngày giao dịch cuối cùng của năm 2010, giá dầu thô tăng lên trên 90 USD/thùng, chạm mức đóng cửa cao nhất kể trong năm kể từ năm 2007, nhờ tâm lý lạc quan về sự phục hồi kinh tế trong năm 2011.
Theo các nhà phân tích, giá dầu sẽ còn tiếp tục tăng trong năm 2011, hướng tới ngưỡng 100 USD/thùng.
Trong phiên giao dịch đầu tiên của năm mới tại châu Á, giá dầu thô ngọt nhẹ New York và Brent Biển Bắc giao tháng 2/2011 cũng đã tăng lên mức cao nhất trong hai năm qua, lần lượt tăng 34 và 28 xu Mỹ lên 91,72 và 95,03 USD/thùng, trước dự báo kinh tế Mỹ cải thiện sẽ đẩy nhu cầu dầu thô tăng mạnh hơn. Như vậy, giá dầu thô phiên 3/1 đã tăng khoảng 22% so với giá mở cửa phiên giao dịch đầu tiên của năm 2010.
Nhìn lại cả năm 2010, mặc dù có lúc lên cao và có lúc xuống thấp, nhìn chung giá dầu thô vẫn tăng, đạt trung bình 79,61 USD/thùng, chỉ thấp hơn so với mức kỷ lục 99,75 USD/thùng của năm 2008.
Theo nhà phân tích hàng đầu của Wall Street Strategies, Conley Turner, trong thời điểm cuối năm, giá dầu thô đã vượt qua ngưỡng mong muốn 90 USD/thùng, khi các nhà giao dịch và các nhà đầu tư lạc quan về triển vọng kinh tế Mỹ.
Sự tổng hợp của các nhân tố như số liệu lạc quan về kinh tế vĩ mô, đồng USD giảm và xu hướng mua vào để tích trữ tăng là động lực thúc đẩy giá hàng hóa. Với mức 91,38 USD/thùng hiện nay, giá dầu đã tăng 33% so với mức thấp nhất trong năm.
Trong tháng 5/2010, giá dầu thô giảm nhanh chóng khi cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu trở nên nghiêm trọng, hạn chế những nhận định về nhu cầu. Việc chỉ số đồng USD, một nhân tố quan trọng đối với biến động ngắn hạn của giá dầu, tăng mạnh trước những lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu đã gây sức ép hơn nữa lên giá dầu. Giá dầu tại New York bắt đầu giảm từ tháng 5/2010 và xuống tới mức thấp trong năm là 68,75 USD/thùng vào ngày 25/5.
Theo nhà quản lý danh mục đầu tư của Quỹ vàng và khoáng sản đặc biệt Oppenheimer, Victor Lee, cầu vượt cung là động lực chính cho dầu tăng giá trong thời điểm kết thúc năm. Việc có thêm các dấu hiệu tích cực về đà phục hồi của kinh tế Mỹ, nhu cầu tăng từ một số nước đang phát triển và mùa Đông lạnh giá trên khắp thế giới đã giúp thúc đẩy nhu cầu, trong khi các nước sản xuất dầu mỏ sẽ không tăng sản lượng.
Thảm họa tràn dầu trên vịnh Mexico bắt đầu hồi tháng 4/2010 cũng là nguyên nhân khiến giá dầu tăng. Nhiều nhà phân tích tin rằng thảm họa này sẽ có ảnh hưởng kéo dài.
Các ngân hàng lớn như Goldman Sachs và JP Morgan nhận định giá dầu sẽ tăng trong năm 2011. Trên thực tế, khó có nhà phân tích hay nhà giao dịch nào đưa ra dự báo giá dầu mỏ sẽ sớm đi xuống. Các chiến lược gia về hàng hóa của Goldman dự báo giá dầu kỳ hạn sẽ tăng lên 105 USD/thùng trong năm tới.
Trong khi đó, JP Morgan cho rằng giá dầu sẽ dao động quanh mức 100 USD/thùng trong nửa đầu năm 2011 và tăng lên 120 USD/thùng vào cuối năm 2012.
Ông Lee nhận định trong trung và ngắn hạn, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ vượt cung, do đó giá sẽ tăng mạnh trong năm 2011. Ông Lee lạc quan về kinh tế toàn cầu khi cho rằng kinh tế châu Âu sẽ không rơi vào tình thế bất ổn hơn nữa, trong khi kinh tế Mỹ nhờ có các biện pháp tài chính và tiền tệ sẽ tiếp tục phục hồi ở mức khiêm tốn.
Ông Tuner cho rằng có tất cả những nhân tố cần cho sự đi lên vững chắc của giá dầu như kinh tế Mỹ cải thiện đi kèm với lãi suất ở mức thấp và một đồng USD yếu cùng với kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng dẫn tới nhu cầu dầu mỏ lớn./.
Theo các nhà phân tích, giá dầu sẽ còn tiếp tục tăng trong năm 2011, hướng tới ngưỡng 100 USD/thùng.
Trong phiên giao dịch đầu tiên của năm mới tại châu Á, giá dầu thô ngọt nhẹ New York và Brent Biển Bắc giao tháng 2/2011 cũng đã tăng lên mức cao nhất trong hai năm qua, lần lượt tăng 34 và 28 xu Mỹ lên 91,72 và 95,03 USD/thùng, trước dự báo kinh tế Mỹ cải thiện sẽ đẩy nhu cầu dầu thô tăng mạnh hơn. Như vậy, giá dầu thô phiên 3/1 đã tăng khoảng 22% so với giá mở cửa phiên giao dịch đầu tiên của năm 2010.
Nhìn lại cả năm 2010, mặc dù có lúc lên cao và có lúc xuống thấp, nhìn chung giá dầu thô vẫn tăng, đạt trung bình 79,61 USD/thùng, chỉ thấp hơn so với mức kỷ lục 99,75 USD/thùng của năm 2008.
Theo nhà phân tích hàng đầu của Wall Street Strategies, Conley Turner, trong thời điểm cuối năm, giá dầu thô đã vượt qua ngưỡng mong muốn 90 USD/thùng, khi các nhà giao dịch và các nhà đầu tư lạc quan về triển vọng kinh tế Mỹ.
Sự tổng hợp của các nhân tố như số liệu lạc quan về kinh tế vĩ mô, đồng USD giảm và xu hướng mua vào để tích trữ tăng là động lực thúc đẩy giá hàng hóa. Với mức 91,38 USD/thùng hiện nay, giá dầu đã tăng 33% so với mức thấp nhất trong năm.
Trong tháng 5/2010, giá dầu thô giảm nhanh chóng khi cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu trở nên nghiêm trọng, hạn chế những nhận định về nhu cầu. Việc chỉ số đồng USD, một nhân tố quan trọng đối với biến động ngắn hạn của giá dầu, tăng mạnh trước những lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu đã gây sức ép hơn nữa lên giá dầu. Giá dầu tại New York bắt đầu giảm từ tháng 5/2010 và xuống tới mức thấp trong năm là 68,75 USD/thùng vào ngày 25/5.
Theo nhà quản lý danh mục đầu tư của Quỹ vàng và khoáng sản đặc biệt Oppenheimer, Victor Lee, cầu vượt cung là động lực chính cho dầu tăng giá trong thời điểm kết thúc năm. Việc có thêm các dấu hiệu tích cực về đà phục hồi của kinh tế Mỹ, nhu cầu tăng từ một số nước đang phát triển và mùa Đông lạnh giá trên khắp thế giới đã giúp thúc đẩy nhu cầu, trong khi các nước sản xuất dầu mỏ sẽ không tăng sản lượng.
Thảm họa tràn dầu trên vịnh Mexico bắt đầu hồi tháng 4/2010 cũng là nguyên nhân khiến giá dầu tăng. Nhiều nhà phân tích tin rằng thảm họa này sẽ có ảnh hưởng kéo dài.
Các ngân hàng lớn như Goldman Sachs và JP Morgan nhận định giá dầu sẽ tăng trong năm 2011. Trên thực tế, khó có nhà phân tích hay nhà giao dịch nào đưa ra dự báo giá dầu mỏ sẽ sớm đi xuống. Các chiến lược gia về hàng hóa của Goldman dự báo giá dầu kỳ hạn sẽ tăng lên 105 USD/thùng trong năm tới.
Trong khi đó, JP Morgan cho rằng giá dầu sẽ dao động quanh mức 100 USD/thùng trong nửa đầu năm 2011 và tăng lên 120 USD/thùng vào cuối năm 2012.
Ông Lee nhận định trong trung và ngắn hạn, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ vượt cung, do đó giá sẽ tăng mạnh trong năm 2011. Ông Lee lạc quan về kinh tế toàn cầu khi cho rằng kinh tế châu Âu sẽ không rơi vào tình thế bất ổn hơn nữa, trong khi kinh tế Mỹ nhờ có các biện pháp tài chính và tiền tệ sẽ tiếp tục phục hồi ở mức khiêm tốn.
Ông Tuner cho rằng có tất cả những nhân tố cần cho sự đi lên vững chắc của giá dầu như kinh tế Mỹ cải thiện đi kèm với lãi suất ở mức thấp và một đồng USD yếu cùng với kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng dẫn tới nhu cầu dầu mỏ lớn./.
Lê Minh (TTXVN/Vietnam+)