Hội nghị giữa kỳ Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam năm 2012 (CG giữa kỳ năm 2012) tập trung vào nội dung đột phá giảm nghèo bền vững, sẽ được tổ chức tại Quảng Trị từ ngày 4-5/6.
Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa cho biết thông tin trên tại cuộc họp báo chiều 28/5.
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 5,7% năm 2012
Trong cuộc họp báo, Chuyên gia kinh tế trưởng WB tại Việt Nam Deepak Mishra trình bày Báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam, nhấn mạnh Việt Nam dần lấy lại được hình ảnh bởi môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã có bước cải thiện trong thời gian qua. Lạm phát giảm mạnh, cán cân thanh toán được cải thiện, tỷ giá ổn định, dự trữ gia tăng, mức rủi ro của nền kinh tế giảm.
Theo Báo cáo này, WB dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có dấu hiệu chậm lại, đặc biệt trong hai quý đầu năm 2012, nhưng dự kiến vẫn đạt ở mức khoảng 5,5-5,7% trong năm 2012. Bởi vì đến quý 3 và quý 4 của năm nay, sản lượng các ngành sẽ có nhiều đóng góp hơn.
Báo cáo chỉ ra tình hình xuất khẩu của Việt Nam khá lạc quan so với các nước trong khu vực, thâm hụt thương mại và cán cân vãng lai được cải thiện. Xuất khẩu tăng mạnh trong bốn tháng đầu năm phần nhiều do giá trị xuất khẩu điện thoại và cả linh kiện điện tử (tăng 154%), điện tử và máy tính (tăng 99%).
Tất cả những kết quả này cho thấy hiệu quả của việc Chính phủ triển khai Nghị quyết 11 với những ưu điểm nhất quán về kỹ thuật, ủng hộ từ phía lãnh đạo cấp cao, nhận được ý kiến tư vấn rộng rãi của các chuyên gia, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bộ, ngành, cuối cùng là công tác truyền thông đạt được hiệu quả cao. Nghị quyết 11 là mô hình tương đối thành công để thiết kế và thực hiện các chương trình cải cách trong tương lai.
WB cũng đưa ra nhận định Việt Nam đã thực hiện kỷ luật tài khóa theo tinh thần Nghị quyết 11, do đó kết quả ngân sách được cải thiện chủ yếu do thu ngân sách vượt kế hoạch và cắt giảm một phần chi tiêu công.
Nợ công hiện ở mức bền vững, nhưng nhiều rủi ro gia tăng liên quan tới các khoản nợ của khu vực doanh nghiệp nhà nước và nợ dự phòng của các ngân hàng thương mại.
Trên cơ sở những phân tích trên, WB đã đưa ra khuyến nghị đối với Việt Nam, để thực hiện thành công kế hoạch cải cách ngân hàng cần phải xây dựng chương trình cơ cấu lại hữu hiệu và đây sẽ là liều “kích thích” tốt cho phát triển kinh tế dài hạn. Điều quan trọng là phải ban hành lộ trình cải cách với thời gian biểu rõ ràng, cụ thể và một cơ chế giám sát có hiệu lực về quá trình thực hiện cải cách, cơ cấu lại.
Chia sẻ nhận định về triển vọng trung hạn ở Việt Nam, ông Deepak Mishra cho rằng Việt Nam cần giảm thâm hụt ngân sách và tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11, bao gồm cả việc tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước và lĩnh vực tài chính, giúp Việt Nam có một môi trường kinh tế vĩ mô bền vững để tăng trưởng.
Đột phá giảm nghèo bền vững
Bà Victoria Kwa Kwa, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam cho biết các chủ đề sẽ được tập trung thảo luận tại Hội nghị CG giữa kỳ 2012 bao gồm đột phá giảm nghèo bền vững, cụ thể kết hợp giữa tăng trưởng và giảm nghèo; an sinh xã hội, quản lý thiên tai. Đặc biệt là chú ý đến những khó khăn thách thức trong giảm nghèo ở tầm quốc gia, tình hình nghèo và khó khăn trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo, chính sách quản lý thiên tai của các tỉnh khu vực miền trung, kinh nghiệm của quốc tế.
Trong khuôn khổ cuộc họp báo, ông Alain Cany, đồng Chủ tịch Liên minh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam và ông Vũ Tiến Lộc Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết trước thềm CG giữa kỳ 2012 sẽ diễn ra Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) tổ chức vào ngày 29/5.
Chương trình nghị sự của VBF bao gồm cảm nhận về môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam của các hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước; báo cáo của các nhóm công tác VBF về ngân hàng, thị trường vốn, cơ sở hạ tầng, nhóm cảng biển, đầu tư và thương mại, giáo dục.
VBF là kênh đối thoại có tổ chức, mang tính xây dựng giữa Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam nhằm xây dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút đầu tư và kích thích tăng trưởng kinh tế của Việt Nam./.
Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa cho biết thông tin trên tại cuộc họp báo chiều 28/5.
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 5,7% năm 2012
Trong cuộc họp báo, Chuyên gia kinh tế trưởng WB tại Việt Nam Deepak Mishra trình bày Báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam, nhấn mạnh Việt Nam dần lấy lại được hình ảnh bởi môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã có bước cải thiện trong thời gian qua. Lạm phát giảm mạnh, cán cân thanh toán được cải thiện, tỷ giá ổn định, dự trữ gia tăng, mức rủi ro của nền kinh tế giảm.
Theo Báo cáo này, WB dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có dấu hiệu chậm lại, đặc biệt trong hai quý đầu năm 2012, nhưng dự kiến vẫn đạt ở mức khoảng 5,5-5,7% trong năm 2012. Bởi vì đến quý 3 và quý 4 của năm nay, sản lượng các ngành sẽ có nhiều đóng góp hơn.
Báo cáo chỉ ra tình hình xuất khẩu của Việt Nam khá lạc quan so với các nước trong khu vực, thâm hụt thương mại và cán cân vãng lai được cải thiện. Xuất khẩu tăng mạnh trong bốn tháng đầu năm phần nhiều do giá trị xuất khẩu điện thoại và cả linh kiện điện tử (tăng 154%), điện tử và máy tính (tăng 99%).
Tất cả những kết quả này cho thấy hiệu quả của việc Chính phủ triển khai Nghị quyết 11 với những ưu điểm nhất quán về kỹ thuật, ủng hộ từ phía lãnh đạo cấp cao, nhận được ý kiến tư vấn rộng rãi của các chuyên gia, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bộ, ngành, cuối cùng là công tác truyền thông đạt được hiệu quả cao. Nghị quyết 11 là mô hình tương đối thành công để thiết kế và thực hiện các chương trình cải cách trong tương lai.
WB cũng đưa ra nhận định Việt Nam đã thực hiện kỷ luật tài khóa theo tinh thần Nghị quyết 11, do đó kết quả ngân sách được cải thiện chủ yếu do thu ngân sách vượt kế hoạch và cắt giảm một phần chi tiêu công.
Nợ công hiện ở mức bền vững, nhưng nhiều rủi ro gia tăng liên quan tới các khoản nợ của khu vực doanh nghiệp nhà nước và nợ dự phòng của các ngân hàng thương mại.
Trên cơ sở những phân tích trên, WB đã đưa ra khuyến nghị đối với Việt Nam, để thực hiện thành công kế hoạch cải cách ngân hàng cần phải xây dựng chương trình cơ cấu lại hữu hiệu và đây sẽ là liều “kích thích” tốt cho phát triển kinh tế dài hạn. Điều quan trọng là phải ban hành lộ trình cải cách với thời gian biểu rõ ràng, cụ thể và một cơ chế giám sát có hiệu lực về quá trình thực hiện cải cách, cơ cấu lại.
Chia sẻ nhận định về triển vọng trung hạn ở Việt Nam, ông Deepak Mishra cho rằng Việt Nam cần giảm thâm hụt ngân sách và tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11, bao gồm cả việc tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước và lĩnh vực tài chính, giúp Việt Nam có một môi trường kinh tế vĩ mô bền vững để tăng trưởng.
Đột phá giảm nghèo bền vững
Bà Victoria Kwa Kwa, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam cho biết các chủ đề sẽ được tập trung thảo luận tại Hội nghị CG giữa kỳ 2012 bao gồm đột phá giảm nghèo bền vững, cụ thể kết hợp giữa tăng trưởng và giảm nghèo; an sinh xã hội, quản lý thiên tai. Đặc biệt là chú ý đến những khó khăn thách thức trong giảm nghèo ở tầm quốc gia, tình hình nghèo và khó khăn trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo, chính sách quản lý thiên tai của các tỉnh khu vực miền trung, kinh nghiệm của quốc tế.
Trong khuôn khổ cuộc họp báo, ông Alain Cany, đồng Chủ tịch Liên minh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam và ông Vũ Tiến Lộc Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết trước thềm CG giữa kỳ 2012 sẽ diễn ra Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) tổ chức vào ngày 29/5.
Chương trình nghị sự của VBF bao gồm cảm nhận về môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam của các hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước; báo cáo của các nhóm công tác VBF về ngân hàng, thị trường vốn, cơ sở hạ tầng, nhóm cảng biển, đầu tư và thương mại, giáo dục.
VBF là kênh đối thoại có tổ chức, mang tính xây dựng giữa Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam nhằm xây dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút đầu tư và kích thích tăng trưởng kinh tế của Việt Nam./.
Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN)