Nam Định lâu nay là tỉnh có nền giáo dục nề nếp, luôn đứng tốp đầu trong cả nước về tiểu học thành tích trong dạy và học. Mới đây, tỉnh đã chi tới 1 tỷ đồng để để thưởng cho thành tích cao của ngành giáo dục trong năm học 2011-2012 và tiếp tục đầu tư cho cơ sở vật chất của ngành.
Tuy nhiên, ở ngay trung tâm thành phố Nam Định, Trường tiểu học Nguyễn Văn Cừ, phường Nguyễn Du - một trường chuẩn quốc gia, đang phải sử dụng nhờ một trung tâm hướng nghiệp từ nhiều năm nay và có nguy cơ đóng cửa vì quá thiếu cơ sở vật chất, số học sinh ngày càng giảm mạnh theo từng năm.
Trường Nguyễn Văn Cừ (gồm cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở) được thành lập đầu những năm 70 của thế kỷ trước. Đến năm 1982, khối cấp trung học cơ sở tách ra và sáp nhập vào một số trường khác trên địa bàn thành phố, khối cấp tiểu học hoạt động độc lập và lấy tên là Trường tiểu học Nguyễn Văn Cừ, sử dụng tạm cơ sở vật chất của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp tỉnh tại khu Nhà chung số 27/88 Nguyễn Du. Số phận "ăn nhờ ở đậu" là vậy, thiếu thốn trăm bề, khiến việc dạy và học của trường bị ảnh hưởng. Hơn nữa, đây lại là một khu nhà cổ, không phù hợp làm phòng học vì không có cửa sổ và thiếu ánh sáng, nhất là đối với đối tượng là học sinh tiểu học.
Nhiều phụ huynh học sinh phản ánh, cơ sở vật chất của Trường tiểu học Nguyễn Văn Cừ quá khó khăn và thiếu thốn. Trường không có địa điểm riêng mà phải đặt nhờ trên đất của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề tỉnh Nam Định - nơi các học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông học nghề.
Chị Đỗ Thị Thúy, Chi hội trưởng Chi hội phụ huynh của trường cho biết, vì chung sân, cổng, ngõ ra vào nên việc học hành của con em bị ảnh hưởng nhiều. Giờ ra chơi nếu trùng nhau thì không có chỗ chơi, nếu lệch nhau thì lại ồn ào khiến các em không học được. Đặc biệt, những ngày đầu tuần hai trường phải tổ chức lễ chào cờ luân phiên.
Cũng theo chị Thúy, các phòng học không có cửa sổ, chỉ thông nhau bằng 2-3 lỗ thông gió, khiến các phòng học ảnh hưởng lẫn nhau. Phòng học rất chật chội và thiếu ánh sáng. Những hôm mất điện, thày trò buộc phải dùng nến để tiếp tục. Hơn nữa, do toà nhà xuống cấp, đôi khi những mảng tường trên cao bất chợt rơi xuống hành lang khiến các bậc cha mẹ học sinh rất lo lắng cho con em mình.
Cơ sở vật chất thiếu, song không hiểu bằng cách nào mà Ban Giám hiệu nhà trường thời kỳ đó cũng như chính quyền sở tại và các cấp ngành quản lý giáo dục Nam Định vẫn làm ra một bộ sồ sơ đẹp (đạt các tiêu chuẩn) để Trường tiểu học Nguyễn Văn Cừ được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận là trường chuẩn quốc gia mức độ 1 giai đoạn 1996-2000 vào năm 2001.
Theo biên bản kiểm tra đánh giá tiêu chuẩn của Trường tiểu học Nguyễn Văn Cừ giai đoạn 1996-2000, trường có diện tích sử dụng 4.179m2 (gồm 3 tầng), bình quân 6m2/học sinh; diện tích sân chơi và nhà tập luyện 1.377m2. Tuy nhiên, đây là tổng số diện tích của cả khu Nhà chung, trong khi Trường tiểu học Nguyễn Văn Cừ chỉ sử dụng nhờ một nửa. Từ chỗ đi ở nhờ, trường đã trở thành chủ sở hữu của cả toà nhà trên hồ sơ.
Trong khi đó, các phòng học, thư viện, phòng chức năng, phòng y tế… cũng rất kém. Cụ thể, phòng y tế chỉ vỏn vẹn chừng 10m2 nằm ở cuối hành lang tầng 2. Hơn nữa, vì là ở nhờ nên trường luôn trong tình trạng thấp thỏm bị đòi lại. Năm 2011, do cơ sở 2 bị giải tỏa để làm công viên, nên Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp tỉnh Nam Định đã đòi lại tầng 3, được sử dụng làm sân chơi của các em học sinh của trường, để làm chỗ học cho học sinh của trung tâm.
Ngày 31/10/2003, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định có quyết định số 2767 về việc đầu tư xây dựng Trường trung học cơ sở Trần Đăng Ninh ở phường Đông Mạc, thành phố Nam Định, trong đó có chủ trương cho phép Trường trung học cơ sở Trần Đăng Ninh chuyển toàn bộ cơ sở vật chất hiện có cho Trường tiểu học Nguyễn Văn Cừ.
Thày trò Trường nguyễn Văn Cừ rất phấn khởi vì sắp thoát khỏi cảnh đi nhờ. Thế nhưng, ngày 13/1/2012, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định lại ra thông báo số 08 về kết luận của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh tại buổi họp Ban chỉ đạo nâng cấp thành phố Nam Định trở thành đô thị loại I, trong đó nêu rõ giao Sở Giáo dục và Đào tạo thống nhất với Ủy ban Nhân dân thành phố Nam Định điều chuyển khu Trường trung học cơ sở Trần Đăng Ninh cho Trường trung học phổ thông Nguyễn Khuyến để đủ điều kiện chuẩn quốc gia, báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh.
Như vậy, thân phận của Trường tiểu học Nguyễn Văn Cừ đang bị bỏ quên và có nguy cơ đóng cửa vì số học sinh tuyển vào đã và đang giảm mạnh theo từng năm. Nhiều phụ huynh học sinh đang tính chuyển con đi học trường khác có cơ sở vật chất tốt hơn. Nếu như số học sinh của trường năm 2003 là 750 thì con số hiện nay chỉ còn 230 em. Trung bình mỗi năm số học sinh giảm 2 lớp (khoảng 50 học sinh).
Với đà này, Trường tiểu học Nguyễn Văn Cừ sẽ "biến mất" khỏi "bản đồ giáo dục" Nam Định trong vài năm tới./.
Tuy nhiên, ở ngay trung tâm thành phố Nam Định, Trường tiểu học Nguyễn Văn Cừ, phường Nguyễn Du - một trường chuẩn quốc gia, đang phải sử dụng nhờ một trung tâm hướng nghiệp từ nhiều năm nay và có nguy cơ đóng cửa vì quá thiếu cơ sở vật chất, số học sinh ngày càng giảm mạnh theo từng năm.
Trường Nguyễn Văn Cừ (gồm cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở) được thành lập đầu những năm 70 của thế kỷ trước. Đến năm 1982, khối cấp trung học cơ sở tách ra và sáp nhập vào một số trường khác trên địa bàn thành phố, khối cấp tiểu học hoạt động độc lập và lấy tên là Trường tiểu học Nguyễn Văn Cừ, sử dụng tạm cơ sở vật chất của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp tỉnh tại khu Nhà chung số 27/88 Nguyễn Du. Số phận "ăn nhờ ở đậu" là vậy, thiếu thốn trăm bề, khiến việc dạy và học của trường bị ảnh hưởng. Hơn nữa, đây lại là một khu nhà cổ, không phù hợp làm phòng học vì không có cửa sổ và thiếu ánh sáng, nhất là đối với đối tượng là học sinh tiểu học.
Nhiều phụ huynh học sinh phản ánh, cơ sở vật chất của Trường tiểu học Nguyễn Văn Cừ quá khó khăn và thiếu thốn. Trường không có địa điểm riêng mà phải đặt nhờ trên đất của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề tỉnh Nam Định - nơi các học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông học nghề.
Chị Đỗ Thị Thúy, Chi hội trưởng Chi hội phụ huynh của trường cho biết, vì chung sân, cổng, ngõ ra vào nên việc học hành của con em bị ảnh hưởng nhiều. Giờ ra chơi nếu trùng nhau thì không có chỗ chơi, nếu lệch nhau thì lại ồn ào khiến các em không học được. Đặc biệt, những ngày đầu tuần hai trường phải tổ chức lễ chào cờ luân phiên.
Cũng theo chị Thúy, các phòng học không có cửa sổ, chỉ thông nhau bằng 2-3 lỗ thông gió, khiến các phòng học ảnh hưởng lẫn nhau. Phòng học rất chật chội và thiếu ánh sáng. Những hôm mất điện, thày trò buộc phải dùng nến để tiếp tục. Hơn nữa, do toà nhà xuống cấp, đôi khi những mảng tường trên cao bất chợt rơi xuống hành lang khiến các bậc cha mẹ học sinh rất lo lắng cho con em mình.
Cơ sở vật chất thiếu, song không hiểu bằng cách nào mà Ban Giám hiệu nhà trường thời kỳ đó cũng như chính quyền sở tại và các cấp ngành quản lý giáo dục Nam Định vẫn làm ra một bộ sồ sơ đẹp (đạt các tiêu chuẩn) để Trường tiểu học Nguyễn Văn Cừ được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận là trường chuẩn quốc gia mức độ 1 giai đoạn 1996-2000 vào năm 2001.
Theo biên bản kiểm tra đánh giá tiêu chuẩn của Trường tiểu học Nguyễn Văn Cừ giai đoạn 1996-2000, trường có diện tích sử dụng 4.179m2 (gồm 3 tầng), bình quân 6m2/học sinh; diện tích sân chơi và nhà tập luyện 1.377m2. Tuy nhiên, đây là tổng số diện tích của cả khu Nhà chung, trong khi Trường tiểu học Nguyễn Văn Cừ chỉ sử dụng nhờ một nửa. Từ chỗ đi ở nhờ, trường đã trở thành chủ sở hữu của cả toà nhà trên hồ sơ.
Trong khi đó, các phòng học, thư viện, phòng chức năng, phòng y tế… cũng rất kém. Cụ thể, phòng y tế chỉ vỏn vẹn chừng 10m2 nằm ở cuối hành lang tầng 2. Hơn nữa, vì là ở nhờ nên trường luôn trong tình trạng thấp thỏm bị đòi lại. Năm 2011, do cơ sở 2 bị giải tỏa để làm công viên, nên Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp tỉnh Nam Định đã đòi lại tầng 3, được sử dụng làm sân chơi của các em học sinh của trường, để làm chỗ học cho học sinh của trung tâm.
Ngày 31/10/2003, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định có quyết định số 2767 về việc đầu tư xây dựng Trường trung học cơ sở Trần Đăng Ninh ở phường Đông Mạc, thành phố Nam Định, trong đó có chủ trương cho phép Trường trung học cơ sở Trần Đăng Ninh chuyển toàn bộ cơ sở vật chất hiện có cho Trường tiểu học Nguyễn Văn Cừ.
Thày trò Trường nguyễn Văn Cừ rất phấn khởi vì sắp thoát khỏi cảnh đi nhờ. Thế nhưng, ngày 13/1/2012, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định lại ra thông báo số 08 về kết luận của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh tại buổi họp Ban chỉ đạo nâng cấp thành phố Nam Định trở thành đô thị loại I, trong đó nêu rõ giao Sở Giáo dục và Đào tạo thống nhất với Ủy ban Nhân dân thành phố Nam Định điều chuyển khu Trường trung học cơ sở Trần Đăng Ninh cho Trường trung học phổ thông Nguyễn Khuyến để đủ điều kiện chuẩn quốc gia, báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh.
Như vậy, thân phận của Trường tiểu học Nguyễn Văn Cừ đang bị bỏ quên và có nguy cơ đóng cửa vì số học sinh tuyển vào đã và đang giảm mạnh theo từng năm. Nhiều phụ huynh học sinh đang tính chuyển con đi học trường khác có cơ sở vật chất tốt hơn. Nếu như số học sinh của trường năm 2003 là 750 thì con số hiện nay chỉ còn 230 em. Trung bình mỗi năm số học sinh giảm 2 lớp (khoảng 50 học sinh).
Với đà này, Trường tiểu học Nguyễn Văn Cừ sẽ "biến mất" khỏi "bản đồ giáo dục" Nam Định trong vài năm tới./.
Nguyễn Trường (TTXVN)