Theo một nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), được công bố ngày 26/11, tình trạng ấm lên của khí hậu có thể sẽ làm tăng nguy cơ tái bùng phát dịch sốt rét ở Nam Phi và đặc biệt nó có thể tác động tới thế hệ trẻ.
Nghiên cứu này được thực hiện xuất phát từ giả thuyết cho rằng nhiệt độ trung bình ở Nam Phi là từ 1,1 đến 2,4 độ C từ nay đến năm 2060 (1,6 đến 4,3 độ C từ nay đến năm 2090) với mức độ ảnh hưởng có thể thay đổi tùy theo từng khu vực).
Nghiên cứu cho thấy, tại ba tỉnh ở miền Bắc Nam Phi là Limpopo, Mpumalanga và Gauteng, sự gia tăng nguy cơ tái bùng phát trở lại của dịch sốt rét có thể là do sự gia tăng nhiệt độ và số ngày nóng trong năm kết hợp với cường độ mạnh của những cơn mưa và sự yếu kém của các cơ sở hạ tầng về vệ sinh.
Nói một cách chung chung hơn, sự ấm lên của khí hậu có nguy cơ khiến cho trẻ em dễ bị tổn thương hơn bởi những căn bệnh như tả hoặc lị, làm trầm trọng các bệnh về đường hô hấp, tình trạng thiếu lương thực, nguy cơ bị lũ lụt và hư hại của các trường học và hệ thống giao thông do mưa to./.
Nghiên cứu này được thực hiện xuất phát từ giả thuyết cho rằng nhiệt độ trung bình ở Nam Phi là từ 1,1 đến 2,4 độ C từ nay đến năm 2060 (1,6 đến 4,3 độ C từ nay đến năm 2090) với mức độ ảnh hưởng có thể thay đổi tùy theo từng khu vực).
Nghiên cứu cho thấy, tại ba tỉnh ở miền Bắc Nam Phi là Limpopo, Mpumalanga và Gauteng, sự gia tăng nguy cơ tái bùng phát trở lại của dịch sốt rét có thể là do sự gia tăng nhiệt độ và số ngày nóng trong năm kết hợp với cường độ mạnh của những cơn mưa và sự yếu kém của các cơ sở hạ tầng về vệ sinh.
Nói một cách chung chung hơn, sự ấm lên của khí hậu có nguy cơ khiến cho trẻ em dễ bị tổn thương hơn bởi những căn bệnh như tả hoặc lị, làm trầm trọng các bệnh về đường hô hấp, tình trạng thiếu lương thực, nguy cơ bị lũ lụt và hư hại của các trường học và hệ thống giao thông do mưa to./.
Lê Bàng (Vietnam+)