Nam Phi vừa thành lập Ủy ban quốc gia về bảo vệ động vật hoang dã, đặc biệt loài tê giác trắng đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Ủy ban nêu trên, với thành phần gồm đại diện của cảnh sát, tòa án, hải quân, kiểm lâm..., có chức năng xử lý độc lập các hành vi săn bắt động vật hoang dã quý hiếm, trong đó tập trung xử lý nạn săn bắn trộm, vận chuyển và buôn bán trái phép động vật hoang dã.
Nhằm ngăn chặn nạn săn bắn động vật hoang dã quý hiếm đang có chiều hướng tăng mạnh trong thời gian gần đây, ngày 30/8, Tòa án tỉnh Limpopo - nơi bảo tồn nhiều khu vực rừng quốc gia nguyên sinh và động vật hoang dã quý hiếm đã mở phiên xét xử năm đối tượng chuyên săn bắn trái phép tê giác để lấy sừng.
Đây là lần đầu tiên các cơ quan bảo vệ luật pháp địa phương xét xử tội danh này. Bị cáo có thể phải chịu mức án từ 5-10 năm tù giam. Trước đây, những hành vi săn bắn trái phép động vật hoang dã chỉ bị xử lý nhẹ như nộp tiền phạt hoặc cho hưởng án treo.
Theo báo cáo mới nhất của Ủy ban quốc gia về bảo vệ động vật hoang dã Nam Phi, năm 2009 có hơn 300 động vật hoang dã quý hiếm bị giết do nạn săn bắn trái phép, trong đó có 132 con tê giác. Riêng sáu tháng đầu năm 2010, gần 500 động vật hoang dã bị giết hại, trong đó có 182 con tê giác.
Đối tượng săn bắn trộm trong khi đó ngày càng tinh vi và manh động nhằm đối phó với các cơ quan chức năng./.
Ủy ban nêu trên, với thành phần gồm đại diện của cảnh sát, tòa án, hải quân, kiểm lâm..., có chức năng xử lý độc lập các hành vi săn bắt động vật hoang dã quý hiếm, trong đó tập trung xử lý nạn săn bắn trộm, vận chuyển và buôn bán trái phép động vật hoang dã.
Nhằm ngăn chặn nạn săn bắn động vật hoang dã quý hiếm đang có chiều hướng tăng mạnh trong thời gian gần đây, ngày 30/8, Tòa án tỉnh Limpopo - nơi bảo tồn nhiều khu vực rừng quốc gia nguyên sinh và động vật hoang dã quý hiếm đã mở phiên xét xử năm đối tượng chuyên săn bắn trái phép tê giác để lấy sừng.
Đây là lần đầu tiên các cơ quan bảo vệ luật pháp địa phương xét xử tội danh này. Bị cáo có thể phải chịu mức án từ 5-10 năm tù giam. Trước đây, những hành vi săn bắn trái phép động vật hoang dã chỉ bị xử lý nhẹ như nộp tiền phạt hoặc cho hưởng án treo.
Theo báo cáo mới nhất của Ủy ban quốc gia về bảo vệ động vật hoang dã Nam Phi, năm 2009 có hơn 300 động vật hoang dã quý hiếm bị giết do nạn săn bắn trái phép, trong đó có 132 con tê giác. Riêng sáu tháng đầu năm 2010, gần 500 động vật hoang dã bị giết hại, trong đó có 182 con tê giác.
Đối tượng săn bắn trộm trong khi đó ngày càng tinh vi và manh động nhằm đối phó với các cơ quan chức năng./.
(TTXVN/Vietnam+)