Trong hai ngày 13-14/3, tại tỉnh Ninh Bình, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức lớp tập huấn cho phóng viên, biên tập viên của các cơ quan thông tấn báo chí khu vực miền Bắc, tuyên truyền về chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
Các học viên đã được các chuyên gia của Bộ Thông tin và Truyền thông trao đổi các vấn đề: Quan điểm, chủ trương, chính sách của Nhà nước về các vấn đề liên quan đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn; mục tiêu thực hiện trong từng giai đoạn; đối tượng của Đề án; nguồn kinh phí hỗ trợ chi phí giảng dạy, phụ cấp lưu động, lưu trú cho giáo viên, người dạy nghề; chính sách đối với cơ sở đào tạo nghề, hỗ trợ lao động nông thôn tham gia học nghề; giải pháp chủ yếu và việc tổ chức thực hiện Đề án.
Theo Cục trưởng Cục Báo chí Hoàng Hữu Lượng, Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Đề án 1956) là một chủ trương lớn của Chính phủ nhằm mục đích đào tạo nghề cho bộ phận lao động nông thôn làm nông nghiệp hiện đại; con em nông dân chuyển nghề và xuất khẩu lao động góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính và thực thi công vụ, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Để đạt được mục tiêu hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn và kế hoạch năm 2013 đào tạo 600.000 lao động nông thôn, đội ngũ phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn báo chí có một vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy chương trình này.
Lớp tập huấn giúp các phóng viên, biên tập viên có điều kiện trao đổi, cập nhật đầy đủ thông tin về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, biểu dương những mô hình hay để nhân rộng, đồng thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc ở các địa phương, góp phần thực hiện thành công Đề án.
Sau 3 năm thực hiện Đề án, cả nước đã đào tạo nghề cho hơn 1,6 triệu lao động nông thôn, chủ yếu là nghề phi nông nghiệp, tỷ lệ có việc làm sau học nghề đạt trên 70%; trong đó, đã xuất hiện nhiều mô hình dạy nghề hiệu quả và điển hình, lao động nông thôn sau học nghề đã trở thành chủ trang trại, tổ hợp tác, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao./.
Các học viên đã được các chuyên gia của Bộ Thông tin và Truyền thông trao đổi các vấn đề: Quan điểm, chủ trương, chính sách của Nhà nước về các vấn đề liên quan đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn; mục tiêu thực hiện trong từng giai đoạn; đối tượng của Đề án; nguồn kinh phí hỗ trợ chi phí giảng dạy, phụ cấp lưu động, lưu trú cho giáo viên, người dạy nghề; chính sách đối với cơ sở đào tạo nghề, hỗ trợ lao động nông thôn tham gia học nghề; giải pháp chủ yếu và việc tổ chức thực hiện Đề án.
Theo Cục trưởng Cục Báo chí Hoàng Hữu Lượng, Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Đề án 1956) là một chủ trương lớn của Chính phủ nhằm mục đích đào tạo nghề cho bộ phận lao động nông thôn làm nông nghiệp hiện đại; con em nông dân chuyển nghề và xuất khẩu lao động góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính và thực thi công vụ, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Để đạt được mục tiêu hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn và kế hoạch năm 2013 đào tạo 600.000 lao động nông thôn, đội ngũ phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn báo chí có một vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy chương trình này.
Lớp tập huấn giúp các phóng viên, biên tập viên có điều kiện trao đổi, cập nhật đầy đủ thông tin về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, biểu dương những mô hình hay để nhân rộng, đồng thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc ở các địa phương, góp phần thực hiện thành công Đề án.
Sau 3 năm thực hiện Đề án, cả nước đã đào tạo nghề cho hơn 1,6 triệu lao động nông thôn, chủ yếu là nghề phi nông nghiệp, tỷ lệ có việc làm sau học nghề đạt trên 70%; trong đó, đã xuất hiện nhiều mô hình dạy nghề hiệu quả và điển hình, lao động nông thôn sau học nghề đã trở thành chủ trang trại, tổ hợp tác, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao./.
Hải Yến (TTXVN)