Dự án "Hỗ trợ Trung tâm bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ báo chí" do Chính phủ Thụy Điển tài trợ giai đoạn 2010-2013 sẽ bao gồm khoảng 40 hoạt động, tập trung chủ yếu vào việc bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho các nhà báo Việt Nam, với dự kiến ngân sách là 8,5 triệu Kronor Thụy Điển.
Thông tin này đã được ông Hoàng Hữu Lượng, Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông), Giám đốc dự án khẳng định tại cuộc họp báo ngày 4/11, ở Hà Nội.
Dự án này được thực hiện nhằm tiếp nối những kết quả đã đạt được của dự án trong giai đoạn thử nghiệm (1997-1999), giai đoạn I (2000-2003) và giai đoạn II (2004-2009).
Các hoạt động của dự án lần này vẫn theo hình thức đào tạo thông qua việc tổ chức các khóa kỹ năng như đào tạo ngắn hạn, đào tạo tại chỗ, các hội thảo tư vấn, các khóa quản lý báo chí...
Bên cạnh đó, dự án còn giúp bồi dưỡng năng lực cho các cán bộ của Trung tâm bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ báo chí để trung tâm có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có khả năng tổ chức những khóa đào tạo đạt hiệu quả cao nhất.
Các hoạt động của dự án bắt đầu được triển khai vào tháng 11/2010 với các hoạt động trọng tâm của năm 2010 gồm củng cố nguồn nhân lực, tổ chức các khóa đào tạo giảng viên cho dự án, tổ chức một số khóa kỹ năng ngắn hạn cho lĩnh vực phát thanh-truyền hình, xây dựng trang web của dự án.
Từ năm 2011-2013, hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sẽ được triển khai ở tất cả các loại hình báo chí, các cấp độ học viên tham dự và các chương trình bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ khác nhau.
Ông Hoàng Hữu Lượng cũng cho biết trong những năm qua, báo chí Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh cả về loại hình, nội dung và hình thức thông tin.
Để đáp ứng yêu cầu nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin trên báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông đã quyết định thành lập Trung tâm bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ báo chí từ đầu năm 2010.
Hiện trung tâm đang trong giai đoạn hoàn chỉnh cơ cấu và tổ chức bộ máy./.
Thông tin này đã được ông Hoàng Hữu Lượng, Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông), Giám đốc dự án khẳng định tại cuộc họp báo ngày 4/11, ở Hà Nội.
Dự án này được thực hiện nhằm tiếp nối những kết quả đã đạt được của dự án trong giai đoạn thử nghiệm (1997-1999), giai đoạn I (2000-2003) và giai đoạn II (2004-2009).
Các hoạt động của dự án lần này vẫn theo hình thức đào tạo thông qua việc tổ chức các khóa kỹ năng như đào tạo ngắn hạn, đào tạo tại chỗ, các hội thảo tư vấn, các khóa quản lý báo chí...
Bên cạnh đó, dự án còn giúp bồi dưỡng năng lực cho các cán bộ của Trung tâm bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ báo chí để trung tâm có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có khả năng tổ chức những khóa đào tạo đạt hiệu quả cao nhất.
Các hoạt động của dự án bắt đầu được triển khai vào tháng 11/2010 với các hoạt động trọng tâm của năm 2010 gồm củng cố nguồn nhân lực, tổ chức các khóa đào tạo giảng viên cho dự án, tổ chức một số khóa kỹ năng ngắn hạn cho lĩnh vực phát thanh-truyền hình, xây dựng trang web của dự án.
Từ năm 2011-2013, hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sẽ được triển khai ở tất cả các loại hình báo chí, các cấp độ học viên tham dự và các chương trình bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ khác nhau.
Ông Hoàng Hữu Lượng cũng cho biết trong những năm qua, báo chí Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh cả về loại hình, nội dung và hình thức thông tin.
Để đáp ứng yêu cầu nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin trên báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông đã quyết định thành lập Trung tâm bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ báo chí từ đầu năm 2010.
Hiện trung tâm đang trong giai đoạn hoàn chỉnh cơ cấu và tổ chức bộ máy./.
Việt Hà (TTXVN/Vietnam+)