Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắk Nông đã thông qua “Nghị quyết về nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giai đoạn 2013-2016” với mục đích đáp ứng nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao của tỉnh trước về mắt và lâu dài.
Tỉnh xác định đây không chỉ là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục mà của cả hệ thống thống chính trị với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội bền vững, không ngừng cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.
Nghị quyết Hội đồng Nhân dân tỉnh làm chuyển biến nhận thức trong cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và toàn xã hội nhất về sự nghiệp phát triển giáo dục-đào tạo, trên cơ sở đó huy động sức mạnh tổng hợp cả nhà trường, gia đình và xã hội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh đáp ứng mục tiêu giáo dục phổ thông, nâng dần chất lượng giáo dục thuộc các dân tộc M’ Nông, Mạ, Ê đê và Mông.
Đối với giáo dục mầm non, tỉnh huy động trên 90% số trẻ em được đến trường, trong đó có trên 80% được học 2 buổi/ngày theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỷ lệ chuyên cần đạt trên 85%.
Ở vùng đặc biệt khó khăn và vùng dân tộc thiểu số, trẻ em được học và nói tiếng Việt để chuẩn bị vào học lớp 1. Đối với giáo dục phổ thông, tỷ lệ học lực trung bình của học sinh đồng bào dân tộc thiểu số đạt trên 75%, tỷ lệ học sinh khá giỏi đạt trên 10%, hạnh kiểm tốt đạt 95% trở lên; thi tốt nghiệp phổ thông trung học đỗ trên 70%.
Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục phát triển đội ngũ giáo viên là người dân tộc thiểu số, phấn đấu nâng tỷ lệ cán bộ, giáo viên trong ngành giáo dục là người dân tộc thiểu số từ 8,9% (năm 2012) lên 10% (2016). Riêng giáo dục mầm non từ 16,2% lên 20%; bậc tiểu học tăng từ 9,2% lên 12%.
Tỉnh phấn đấu hết năm 2016, có 100% giáo viên dạy ở trường tiểu học có học sinh dân tộc thiểu số và các trường phổ thông dân tộc bán trú, nội trú được dạy tiếng M’ Nông, Ê đê.
Tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh lớp 1 và lớp 2, Đắk Nông thực hiện phương pháp sử dụng tiếng mẹ đẻ để dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, dạy tiếng Việt qua các môn học khác, mỗi tuần tăng thêm 4 tiết học tiếng Việt vào các ngày thứ Bảy, Chủ Nhật.
Ngoài ra, mỗi tuần các trường dạy tăng thêm 4 tiết để học sinh học thêm môn tiếng Việt và Toán lớp 3 và 4. Đối với các lớp cấp 2, học sinh dân tộc thiểu số học lực yếu được phục đạo thêm tiếng Việt 4 tiết/tuần, nhằm nâng cao chất lượng học tập.
Tỉnh ưu tiên đối với học sinh dân tộc thiểu số được hỗ trợ 100.000 đồng/người/tháng để các em mua quần áo, giày dép và tăng thêm khẩu phần ăn uống. Các giáo viên dạy trong các trường tiểu học và trung học cơ sở tăng cường dạy thêm tiếng Việt và phụ đạo học sinh yếu cho học sinh dân tộc thiểu số được hỗ trợ 4% mức lương tối thiểu chung.
Thời gian tới, các giáo viên dạy ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các trường dân tộc nội trú sẽ được bồi dưỡng thêm tiếng M’ Nông, Ê đê. Những giáo viên dạy ở vùng đồng bào dân tộc nào phải nói thành thạo ngôn ngữ của người dân tộc ở địa bàn công tác./.
Tỉnh xác định đây không chỉ là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục mà của cả hệ thống thống chính trị với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội bền vững, không ngừng cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.
Nghị quyết Hội đồng Nhân dân tỉnh làm chuyển biến nhận thức trong cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và toàn xã hội nhất về sự nghiệp phát triển giáo dục-đào tạo, trên cơ sở đó huy động sức mạnh tổng hợp cả nhà trường, gia đình và xã hội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh đáp ứng mục tiêu giáo dục phổ thông, nâng dần chất lượng giáo dục thuộc các dân tộc M’ Nông, Mạ, Ê đê và Mông.
Đối với giáo dục mầm non, tỉnh huy động trên 90% số trẻ em được đến trường, trong đó có trên 80% được học 2 buổi/ngày theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỷ lệ chuyên cần đạt trên 85%.
Ở vùng đặc biệt khó khăn và vùng dân tộc thiểu số, trẻ em được học và nói tiếng Việt để chuẩn bị vào học lớp 1. Đối với giáo dục phổ thông, tỷ lệ học lực trung bình của học sinh đồng bào dân tộc thiểu số đạt trên 75%, tỷ lệ học sinh khá giỏi đạt trên 10%, hạnh kiểm tốt đạt 95% trở lên; thi tốt nghiệp phổ thông trung học đỗ trên 70%.
Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục phát triển đội ngũ giáo viên là người dân tộc thiểu số, phấn đấu nâng tỷ lệ cán bộ, giáo viên trong ngành giáo dục là người dân tộc thiểu số từ 8,9% (năm 2012) lên 10% (2016). Riêng giáo dục mầm non từ 16,2% lên 20%; bậc tiểu học tăng từ 9,2% lên 12%.
Tỉnh phấn đấu hết năm 2016, có 100% giáo viên dạy ở trường tiểu học có học sinh dân tộc thiểu số và các trường phổ thông dân tộc bán trú, nội trú được dạy tiếng M’ Nông, Ê đê.
Tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh lớp 1 và lớp 2, Đắk Nông thực hiện phương pháp sử dụng tiếng mẹ đẻ để dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, dạy tiếng Việt qua các môn học khác, mỗi tuần tăng thêm 4 tiết học tiếng Việt vào các ngày thứ Bảy, Chủ Nhật.
Ngoài ra, mỗi tuần các trường dạy tăng thêm 4 tiết để học sinh học thêm môn tiếng Việt và Toán lớp 3 và 4. Đối với các lớp cấp 2, học sinh dân tộc thiểu số học lực yếu được phục đạo thêm tiếng Việt 4 tiết/tuần, nhằm nâng cao chất lượng học tập.
Tỉnh ưu tiên đối với học sinh dân tộc thiểu số được hỗ trợ 100.000 đồng/người/tháng để các em mua quần áo, giày dép và tăng thêm khẩu phần ăn uống. Các giáo viên dạy trong các trường tiểu học và trung học cơ sở tăng cường dạy thêm tiếng Việt và phụ đạo học sinh yếu cho học sinh dân tộc thiểu số được hỗ trợ 4% mức lương tối thiểu chung.
Thời gian tới, các giáo viên dạy ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các trường dân tộc nội trú sẽ được bồi dưỡng thêm tiếng M’ Nông, Ê đê. Những giáo viên dạy ở vùng đồng bào dân tộc nào phải nói thành thạo ngôn ngữ của người dân tộc ở địa bàn công tác./.
Nguyễn Ngọc Minh (TTXVN)