Nhờ ứng dụng công nghệ cao, Đồng Tháp đã tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp chủ lực của tỉnh như cây lúa ở các huyện, thị; xoài ở Cao Lãnh; quít hồng ở Lai Vung; nhãn ở Châu Thành; nuôi cá tra và tôm càng xanh ở các huyện Tam Nông, Hồng Ngự, Thanh Bình, Châu Thành…
Việc ứng dụng các quy trình sản xuất hữu cơ, an toàn sinh học bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn GAP, VietGap, áp dụng quy trình IPM, ICM, sử dụng biogas… còn hạn chế được nạn ô nhiễm môi trường.
Nhờ áp dụng công nghệ cao đối với cây lúa, Đồng Tháp đã sản xuất được 37% giống lúa xác nhận, diện tích thu hoạch bằng máy đạt 60%.
Các tiến bộ công nghệ sinh học về canh tác lúa được nhân rộng giúp nông dân tiết kiệm chi phí bón phân từ 1,5-2,3 triệu đồng/ha.
Trong số 24.000ha cây ăn trái như xoài, cam, quít, bưởi, nhãn…, đã có 30% diện tích trồng cây ăn trái sạch, chất lượng.
Trên lĩnh vực thủy sản toàn tỉnh có 100% diện tích nuôi cá tra thâm canh, tỷ lệ sử dụng cá tra sạch bệnh đạt trên 70%.
Nông dân đã sử dụng các chế phẩm sinh học trong ao nuôi, áp dụng quy trình canh tác theo tiêu chuẩn quốc tế: Global GAP, SQF…
Việc nuôi tôm càng xanh áp dụng khoa học trong sản xuất giống đã góp phần tăng năng suất tôm thương phẩm từ 1,2-2 tấn/ha, lợi nhuận từ 50-150 triệu đồng/ha, hiện toàn tỉnh có 1.470ha nuôi tôm càng xanh, diện tích sử dụng con giống sạch bệnh đạt trên 70%.
Việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đã giúp Đồng Tháp giảm công chăm sóc, tăng hiệu quả lao động, do sử dụng cơ giới hóa, các trang thiết bị tự động, bán tự động trong sản xuất, tăng quyền lợi giữa doanh nghiệp, cơ sở chế biến với người nông dân sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường, an toàn cho người sản xuất và người tiêu dùng./.
Việc ứng dụng các quy trình sản xuất hữu cơ, an toàn sinh học bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn GAP, VietGap, áp dụng quy trình IPM, ICM, sử dụng biogas… còn hạn chế được nạn ô nhiễm môi trường.
Nhờ áp dụng công nghệ cao đối với cây lúa, Đồng Tháp đã sản xuất được 37% giống lúa xác nhận, diện tích thu hoạch bằng máy đạt 60%.
Các tiến bộ công nghệ sinh học về canh tác lúa được nhân rộng giúp nông dân tiết kiệm chi phí bón phân từ 1,5-2,3 triệu đồng/ha.
Trong số 24.000ha cây ăn trái như xoài, cam, quít, bưởi, nhãn…, đã có 30% diện tích trồng cây ăn trái sạch, chất lượng.
Trên lĩnh vực thủy sản toàn tỉnh có 100% diện tích nuôi cá tra thâm canh, tỷ lệ sử dụng cá tra sạch bệnh đạt trên 70%.
Nông dân đã sử dụng các chế phẩm sinh học trong ao nuôi, áp dụng quy trình canh tác theo tiêu chuẩn quốc tế: Global GAP, SQF…
Việc nuôi tôm càng xanh áp dụng khoa học trong sản xuất giống đã góp phần tăng năng suất tôm thương phẩm từ 1,2-2 tấn/ha, lợi nhuận từ 50-150 triệu đồng/ha, hiện toàn tỉnh có 1.470ha nuôi tôm càng xanh, diện tích sử dụng con giống sạch bệnh đạt trên 70%.
Việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đã giúp Đồng Tháp giảm công chăm sóc, tăng hiệu quả lao động, do sử dụng cơ giới hóa, các trang thiết bị tự động, bán tự động trong sản xuất, tăng quyền lợi giữa doanh nghiệp, cơ sở chế biến với người nông dân sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường, an toàn cho người sản xuất và người tiêu dùng./.
Nguyễn Văn Trí (TTXVN/Vietnam+)