Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 12/8 cho biết chương trình chế tạo tên lửa mới và tàu con thoi cho các nhà du hành lên Mặt Trăng với một chuyến bay thử nghiệm không người và một chuyến bay có người lên Mặt Trăng trong 10 năm tới cần nguồn kinh phí ít nhất 38 tỷ USD.
Nguồn kinh phí này chỉ đủ để chế tạo tên lửa đẩy mới và khoang dành cho phi hành đoàn, chứ không đủ chi cho một cuộc đổ bộ hoặc thêm một chuyến bay thử nghiệm thứ hai có người lên Mặt Trăng vào năm 2021.
Theo tính toán sơ bộ của NASA, để chế tạo tên lửa đẩy mới và khoang dành cho phi hành đoàn cho chuyến bay thử nghiệm không có người lên quỹ đạo Mặt Trăng vào tháng 12/2017, cần từ 17-22 tỷ USD và cần thêm 12-16 tỷ USD nữa cho chuyến bay có người lên quỹ đạo Mặt Trăng vào tháng 8/2021.
Như vậy, sau hơn hơn nửa thế kỷ, chính xác là 52 năm, Mỹ mới có thể thực hiện chuyến bay thứ hai có người lên Mặt Trăng kể từ chuyến bay của nhà du hành Luis Amstrong lên Mặt Trăng năm 1969.
Theo các quan chức NASA, dự án với chi phí lớn và thời hạn 10 năm để tái thực hiện chuyến bay có người lên Mặt Trăng này có thể được Quốc hội Mỹ phê chuẩn mặc dù thoả thuận giữa Quốc hội và Nhà Trắng về nâng trần nợ yêu cầu NASA tái sử dụng các bộ phận có thể sử dụng lại của chương trình tàu con thoi vừa kết thúc và các di sản của chương trình đổ bộ lên Mặt Trăng năm 1969 để tiết kiệm 13,1 tỷ USD cho ngân sách Mỹ, do không phải chế tạo tên lửa đẩy mới hoặc khoang mới cho đoàn phi hành.
Các tài liệu khoa học mới cho thấy NASA dự kiến chế tạo lại nhiều bộ phận của tàu con thoi, giữ lại thùng nhiên liệu và các máy tăng thế một chiều. Khoang dành cho phi hành đoàn sẽ sử dụng khoang Orion tận dụng từ chương trình Mặt Trăng năm 1969./.
Nguồn kinh phí này chỉ đủ để chế tạo tên lửa đẩy mới và khoang dành cho phi hành đoàn, chứ không đủ chi cho một cuộc đổ bộ hoặc thêm một chuyến bay thử nghiệm thứ hai có người lên Mặt Trăng vào năm 2021.
Theo tính toán sơ bộ của NASA, để chế tạo tên lửa đẩy mới và khoang dành cho phi hành đoàn cho chuyến bay thử nghiệm không có người lên quỹ đạo Mặt Trăng vào tháng 12/2017, cần từ 17-22 tỷ USD và cần thêm 12-16 tỷ USD nữa cho chuyến bay có người lên quỹ đạo Mặt Trăng vào tháng 8/2021.
Như vậy, sau hơn hơn nửa thế kỷ, chính xác là 52 năm, Mỹ mới có thể thực hiện chuyến bay thứ hai có người lên Mặt Trăng kể từ chuyến bay của nhà du hành Luis Amstrong lên Mặt Trăng năm 1969.
Theo các quan chức NASA, dự án với chi phí lớn và thời hạn 10 năm để tái thực hiện chuyến bay có người lên Mặt Trăng này có thể được Quốc hội Mỹ phê chuẩn mặc dù thoả thuận giữa Quốc hội và Nhà Trắng về nâng trần nợ yêu cầu NASA tái sử dụng các bộ phận có thể sử dụng lại của chương trình tàu con thoi vừa kết thúc và các di sản của chương trình đổ bộ lên Mặt Trăng năm 1969 để tiết kiệm 13,1 tỷ USD cho ngân sách Mỹ, do không phải chế tạo tên lửa đẩy mới hoặc khoang mới cho đoàn phi hành.
Các tài liệu khoa học mới cho thấy NASA dự kiến chế tạo lại nhiều bộ phận của tàu con thoi, giữ lại thùng nhiên liệu và các máy tăng thế một chiều. Khoang dành cho phi hành đoàn sẽ sử dụng khoang Orion tận dụng từ chương trình Mặt Trăng năm 1969./.
(TTXVN/Vietnam+)