Theo AFP, ngày 17/12 NATO đã kết thúc sứ mệnh huấn luyện của mình ở Iraq trong bối cảnh các quan chức liên minh này tiếc nuối cho một thỏa thuận bất thành nhằm kéo dài sứ mệnh của họ do Baghdad từ chối dành quyền miễn truy tố cho binh sỹ NATO.
Trung tướng Robert Caslen, người đứng đầu phái bộ huấn luyện của NATO, khẳng định NATO đã sẵn sàng ký một thỏa thuận với Chính phủ Iraq mà không cần có sự chấp thuận của quốc hội, nhưng các luật sư của Baghdad cho rằng bất cứ thỏa thuận nào cũng cần phải được các nghị sỹ thông qua.
Phát biểu với báo giới sau buổi lễ đánh dấu chấm dứt sứ mệnh của NATO nói trên, ông Caslen khẳng định NATO đã sẵn sàng ký một thỏa thuận với cơ quan hành pháp của Iraq, "nhưng khi các luật sư xem xét và nghiên cứu văn kiện này, họ cho rằng những quyền miễn trừ này phải được quốc hội thông qua. Họ biết rằng những quyền đó sẽ không được thông qua."
Ông cũng cho biết theo luật pháp Iraq, cấp có thẩm quyền thông qua các quyền này phải là cấp lập pháp (Quốc hội).
Theo ông, việc thiếu một phái bộ huấn luyện của NATO sau năm 2011 là điều "đáng tiếc."
Hôm 29/11, một người phát ngôn NATO cho biết liên minh này đã được Thủ tướng Iraq Maliki đề nghị "gia hạn sứ mệnh huấn luyện của NATO cho đến cuối năm 2013" và NATO đã "chấp thuận trên nguyên tắc" đề nghị này.
Ông Caslen cho biết một phái bộ huấn luyện sau năm 2011 sẽ có sự tham gia của khoảng 110 binh sỹ NATO./.
Trung tướng Robert Caslen, người đứng đầu phái bộ huấn luyện của NATO, khẳng định NATO đã sẵn sàng ký một thỏa thuận với Chính phủ Iraq mà không cần có sự chấp thuận của quốc hội, nhưng các luật sư của Baghdad cho rằng bất cứ thỏa thuận nào cũng cần phải được các nghị sỹ thông qua.
Phát biểu với báo giới sau buổi lễ đánh dấu chấm dứt sứ mệnh của NATO nói trên, ông Caslen khẳng định NATO đã sẵn sàng ký một thỏa thuận với cơ quan hành pháp của Iraq, "nhưng khi các luật sư xem xét và nghiên cứu văn kiện này, họ cho rằng những quyền miễn trừ này phải được quốc hội thông qua. Họ biết rằng những quyền đó sẽ không được thông qua."
Ông cũng cho biết theo luật pháp Iraq, cấp có thẩm quyền thông qua các quyền này phải là cấp lập pháp (Quốc hội).
Theo ông, việc thiếu một phái bộ huấn luyện của NATO sau năm 2011 là điều "đáng tiếc."
Hôm 29/11, một người phát ngôn NATO cho biết liên minh này đã được Thủ tướng Iraq Maliki đề nghị "gia hạn sứ mệnh huấn luyện của NATO cho đến cuối năm 2013" và NATO đã "chấp thuận trên nguyên tắc" đề nghị này.
Ông Caslen cho biết một phái bộ huấn luyện sau năm 2011 sẽ có sự tham gia của khoảng 110 binh sỹ NATO./.
(Vietnam+)