Kết thúc ngày đầu tiên của Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) diễn ra tại thành phố Chicago, Mỹ trong hai ngày 20-21/5, các nhà lãnh đạo NATO đã nhất trí khởi động giai đoạn đầu của hệ thống phòng thủ tên lửa liên châu Âu bất chấp sự phản đối từ phía Nga.
Tại hội nghị, Tổng thống Mỹ Barack Obama và các đồng minh đã tuyên bố có thể sẽ cử một tàu chiến Mỹ mang theo các máy bay đánh chặn tới Địa Trung Hải và thiết lập một hệ thống radar cảnh báo sớm tại Thổ Nhĩ Kỳ dưới sự chỉ huy của NATO từ một căn cứ đóng ở Đức.
Trong khi Nga luôn kịch liệt phản đối hệ thống "lá chắn tên lửa" này đồng thời coi đây là một mối đe dọa an ninh, NATO vẫn nhấn mạnh rằng "lá chắn tên lửa" của khối không nhằm vào Nga mà chỉ nhằm "phòng thủ trước các tên lửa được phóng đi từ các nước thù địch."
Phát biểu tại một cuộc họp báo, Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cho biết liên minh này đã mời Nga cùng hợp tác về hệ thống phòng thủ tên lửa và lời mời này vẫn còn giá trị.
Ông Rasmussen khẳng định NATO sẽ tiếp tục đối thoại với Nga, đồng thời bày tỏ hy vọng Nga sẽ nhận thấy rằng sự hợp tác này mang lại lợi ích cho cả hai bên.
Trước đó, Nga từng đề nghị được tham gia kiểm soát hệ thống này và yêu cầu NATO ký một bảo đảm pháp lý rằng hệ thống không nhằm vào Nga.
Tuy nhiên, NATO đã khước từ cả hai yêu cầu trên nhưng thay vào đó, lại đề nghị "chia sẻ các thông tin nhạy cảm" với Nga.
Trong một dấu hiệu đe dọa làm "tái sinh" cuộc Chiến tranh Lạnh, Nga đã cảnh báo rằng nước này có thể sẽ đáp trả hệ thống phòng thủ của NATO bằng cách lắp đặt các tên lửa tầm ngắn Iskander ở Kaliningrad gần Ba Lan - quốc gia thành viên của NATO và Liên minh châu Âu.
Hệ thống lá chắn tên lửa của NATO do Mỹ đứng đầu dự định triển khai ở châu Âu được chia làm 4 giai đoạn và sẽ đưa vào hoạt động đầy đủ vào năm 2018.
Hiện tại, Tây Ban Nha đã đồng ý tiếp nhận 4 tàu Aegis của Mỹ tại một cảng ở Rota, trong khi Ba Lan và Romania nhất trí cho phép triển khai các tên lửa SM-3 trong những năm tới./.
Tại hội nghị, Tổng thống Mỹ Barack Obama và các đồng minh đã tuyên bố có thể sẽ cử một tàu chiến Mỹ mang theo các máy bay đánh chặn tới Địa Trung Hải và thiết lập một hệ thống radar cảnh báo sớm tại Thổ Nhĩ Kỳ dưới sự chỉ huy của NATO từ một căn cứ đóng ở Đức.
Trong khi Nga luôn kịch liệt phản đối hệ thống "lá chắn tên lửa" này đồng thời coi đây là một mối đe dọa an ninh, NATO vẫn nhấn mạnh rằng "lá chắn tên lửa" của khối không nhằm vào Nga mà chỉ nhằm "phòng thủ trước các tên lửa được phóng đi từ các nước thù địch."
Phát biểu tại một cuộc họp báo, Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cho biết liên minh này đã mời Nga cùng hợp tác về hệ thống phòng thủ tên lửa và lời mời này vẫn còn giá trị.
Ông Rasmussen khẳng định NATO sẽ tiếp tục đối thoại với Nga, đồng thời bày tỏ hy vọng Nga sẽ nhận thấy rằng sự hợp tác này mang lại lợi ích cho cả hai bên.
Trước đó, Nga từng đề nghị được tham gia kiểm soát hệ thống này và yêu cầu NATO ký một bảo đảm pháp lý rằng hệ thống không nhằm vào Nga.
Tuy nhiên, NATO đã khước từ cả hai yêu cầu trên nhưng thay vào đó, lại đề nghị "chia sẻ các thông tin nhạy cảm" với Nga.
Trong một dấu hiệu đe dọa làm "tái sinh" cuộc Chiến tranh Lạnh, Nga đã cảnh báo rằng nước này có thể sẽ đáp trả hệ thống phòng thủ của NATO bằng cách lắp đặt các tên lửa tầm ngắn Iskander ở Kaliningrad gần Ba Lan - quốc gia thành viên của NATO và Liên minh châu Âu.
Hệ thống lá chắn tên lửa của NATO do Mỹ đứng đầu dự định triển khai ở châu Âu được chia làm 4 giai đoạn và sẽ đưa vào hoạt động đầy đủ vào năm 2018.
Hiện tại, Tây Ban Nha đã đồng ý tiếp nhận 4 tàu Aegis của Mỹ tại một cảng ở Rota, trong khi Ba Lan và Romania nhất trí cho phép triển khai các tên lửa SM-3 trong những năm tới./.
(TTXVN)