Ý tưởng sức mạnh kinh tế đang chuyển từ thế giới các nước giàu sang các nền kinh tế đang nổi không mới, nhưng nó đang diễn ra dưới hình thức khác.
Vài thập kỷ trở lại đây, các nền kinh tế đang nổi lên đã nắm giữ một tỷ trọng lớn trong sản lượng chế tạo và xuất khẩu của thế giới, nhờ chi phí tiền lương thấp hơn, đồng thời chi phối tới một nửa khối lượng xuất khẩu của thế giới.
Thế nhưng, cột mốc quan trọng mới sẽ xuất hiện vào năm 2012, thời điểm những nền kinh tế đang nổi nhập nhiều hàng hóa hơn các nước giàu.
Đây là sự thay đổi mạnh mẽ so với năm 2000, bởi vào thời điểm đó, nhập khẩu của những nước này mới chỉ bằng một nửa các nước giàu.
Sự tăng trưởng nhanh chóng về sức mua của các nền kinh tế đang phát triển sẽ làm tăng lợi nhuận của các công ty ở các nước giàu trong những năm tới.
Cuộc khủng hoảng tài chính tại “thế giới giàu” đã thúc đẩy sự chuyển dịch sức mạnh kinh tế toàn cầu về phía những “nền kinh tế mới đến” diễn ra nhanh hơn. Vào đầu năm 2012, tổng GDP của các nền kinh tế giàu có sẽ không cao hơn thời điểm cuối năm 2007.
Ngược lại, sản lượng của các nền kinh tế đang nổi trong cùng thời gian này sẽ phải tăng gần 25%. Tổng GDP của các nền kinh tế đang nổi (gồm cả các nền kinh tế công nghiệp mới ở châu Á, như Hàn Quốc và Đài Loan) sẽ chiếm tới trên 2/5 GDP của thế giới tính theo tỷ giá hối đoái trên thị trường trong năm 2012, tức là gần gấp đôi năm 1990.
Nếu GDP được đo bằng phương pháp ngang giá sức mua nhằm tính đến thực tế giá cả thấp hơn ở các nước nghèo hơn, thì các nền kinh tế đang nổi cũng đã qua mặt các nước phát triển.
Tốc độ tăng trưởng nhanh về thu nhập và tiếp đến là chi tiêu đã làm tăng nhu cầu về hàng hóa nước ngoài. Nhập khẩu vào các thị trường đang nổi lên đã tăng gấp hai lần mức của các nền kinh tế phát triển trong thập kỷ qua.
Điều này phản ánh một phần sự gia tăng thương mại giữa các nền kinh tế đang nổi lên, như Trung Quốc và Brazil, nhưng sức mua từ các nước giàu cũng gia tăng mạnh. Gần 3/5 kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sẽ hướng tới các thị trường đang nổi vào năm 2012, gấp gần hai lần so với năm 1990.
Các nền kinh tế đang nổi cần nhập khẩu thiết bị và máy móc tiên tiến từ các nền kinh tế giàu để đáp ứng nhu cầu xây dựng các nhà máy mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng, nhưng chi tiêu tiêu dùng cũng đang tăng nhanh.
Ước tính vào năm 2012, các nền kinh tế đang nổi sẽ chiếm gần một nửa doanh số bán lẻ toàn cầu. Điều quan trọng hơn là mức tăng chi tiêu tính bằng đồng USD của các nền kinh tế đang nổi sẽ gấp hai lần mức tăng tại các nền kinh tế phát triển.
Các nước đang nổi cũng mua trên một nửa sản lượng xe ôtô, tăng so với chỉ 20% năm 2000, đồng thời chi phối 4/5 các hợp đồng điện thoại di động.
Giới phân tích nhận định Trung Quốc sẽ qua mặt Mỹ và trở thành nước nhập khẩu lớn nhất thế giới vào năm 2014. Trong 10-15 năm tới, các thị trường đang nổi có thể chiếm tới một nửa doanh thu của nhiều công ty đa quốc gia giàu có.
Một doanh nhân người Anh hồi năm 1985 đã nói một câu nổi tiếng rằng nếu anh ta có thể thêm một "inch" vật liệu vào tất cả đuôi áo của người Trung Quốc, nhà máy ở Lancashire có thể duy trì được sự “bận rộn” trong một thập kỷ.
Các nhà máy sau đó đã đổ xô đi theo xu hướng này, và việc bán hàng hóa sang Trung Quốc và các nền kinh tế đang nổi khác của thế giới sẽ “giúp” các hãng phương Tây tiếp tục “bận rộn” trong nhiều năm tới./.
Vài thập kỷ trở lại đây, các nền kinh tế đang nổi lên đã nắm giữ một tỷ trọng lớn trong sản lượng chế tạo và xuất khẩu của thế giới, nhờ chi phí tiền lương thấp hơn, đồng thời chi phối tới một nửa khối lượng xuất khẩu của thế giới.
Thế nhưng, cột mốc quan trọng mới sẽ xuất hiện vào năm 2012, thời điểm những nền kinh tế đang nổi nhập nhiều hàng hóa hơn các nước giàu.
Đây là sự thay đổi mạnh mẽ so với năm 2000, bởi vào thời điểm đó, nhập khẩu của những nước này mới chỉ bằng một nửa các nước giàu.
Sự tăng trưởng nhanh chóng về sức mua của các nền kinh tế đang phát triển sẽ làm tăng lợi nhuận của các công ty ở các nước giàu trong những năm tới.
Cuộc khủng hoảng tài chính tại “thế giới giàu” đã thúc đẩy sự chuyển dịch sức mạnh kinh tế toàn cầu về phía những “nền kinh tế mới đến” diễn ra nhanh hơn. Vào đầu năm 2012, tổng GDP của các nền kinh tế giàu có sẽ không cao hơn thời điểm cuối năm 2007.
Ngược lại, sản lượng của các nền kinh tế đang nổi trong cùng thời gian này sẽ phải tăng gần 25%. Tổng GDP của các nền kinh tế đang nổi (gồm cả các nền kinh tế công nghiệp mới ở châu Á, như Hàn Quốc và Đài Loan) sẽ chiếm tới trên 2/5 GDP của thế giới tính theo tỷ giá hối đoái trên thị trường trong năm 2012, tức là gần gấp đôi năm 1990.
Nếu GDP được đo bằng phương pháp ngang giá sức mua nhằm tính đến thực tế giá cả thấp hơn ở các nước nghèo hơn, thì các nền kinh tế đang nổi cũng đã qua mặt các nước phát triển.
Tốc độ tăng trưởng nhanh về thu nhập và tiếp đến là chi tiêu đã làm tăng nhu cầu về hàng hóa nước ngoài. Nhập khẩu vào các thị trường đang nổi lên đã tăng gấp hai lần mức của các nền kinh tế phát triển trong thập kỷ qua.
Điều này phản ánh một phần sự gia tăng thương mại giữa các nền kinh tế đang nổi lên, như Trung Quốc và Brazil, nhưng sức mua từ các nước giàu cũng gia tăng mạnh. Gần 3/5 kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sẽ hướng tới các thị trường đang nổi vào năm 2012, gấp gần hai lần so với năm 1990.
Các nền kinh tế đang nổi cần nhập khẩu thiết bị và máy móc tiên tiến từ các nền kinh tế giàu để đáp ứng nhu cầu xây dựng các nhà máy mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng, nhưng chi tiêu tiêu dùng cũng đang tăng nhanh.
Ước tính vào năm 2012, các nền kinh tế đang nổi sẽ chiếm gần một nửa doanh số bán lẻ toàn cầu. Điều quan trọng hơn là mức tăng chi tiêu tính bằng đồng USD của các nền kinh tế đang nổi sẽ gấp hai lần mức tăng tại các nền kinh tế phát triển.
Các nước đang nổi cũng mua trên một nửa sản lượng xe ôtô, tăng so với chỉ 20% năm 2000, đồng thời chi phối 4/5 các hợp đồng điện thoại di động.
Giới phân tích nhận định Trung Quốc sẽ qua mặt Mỹ và trở thành nước nhập khẩu lớn nhất thế giới vào năm 2014. Trong 10-15 năm tới, các thị trường đang nổi có thể chiếm tới một nửa doanh thu của nhiều công ty đa quốc gia giàu có.
Một doanh nhân người Anh hồi năm 1985 đã nói một câu nổi tiếng rằng nếu anh ta có thể thêm một "inch" vật liệu vào tất cả đuôi áo của người Trung Quốc, nhà máy ở Lancashire có thể duy trì được sự “bận rộn” trong một thập kỷ.
Các nhà máy sau đó đã đổ xô đi theo xu hướng này, và việc bán hàng hóa sang Trung Quốc và các nền kinh tế đang nổi khác của thế giới sẽ “giúp” các hãng phương Tây tiếp tục “bận rộn” trong nhiều năm tới./.
Như Mai (TTXVN/Vietnam+)