Bất chấp tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong ba tháng cuối năm 2012 bị âm 0,1%, kinh tế Mỹ trong tháng đầu tiên của năm 2013 đang xuất hiện một loạt dấu hiệu tích cực.
Các quan chức Ngân hàng dự trữ liên bang (FED) lạc quan nhận định triển vọng phát triển của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong năm 2013 sẽ khá sáng sủa, do bức tranh kinh tế toàn cầu dự báo sẽ tốt đẹp hơn và FED tiếp tục chiến dịch in thêm tiền để tung vào thị trường nhằm hỗ trợ đà phục hồi kinh tế và cải thiện thị trường lao động.
Phóng viên TTXVN tại Mỹ dẫn báo cáo điều tra công bố ngày 1/2 của Viện Quản lý nguồn cung (ISM), cho biết chỉ số hoạt động của ngành sản xuất của Mỹ (PMI) trong tháng 1/2013 tăng mạnh lên 53,1 điểm, cao hơn nhiều so với 50,2 điểm trong tháng 12/2012 và vượt xa mức dự báo 50,6 điểm của các chuyên gia.
Nhà kinh tế trưởng của tổ chức Markit chuyên theo dõi về thị trường, ông Chris Williamson, cho biết chỉ số PMI nếu đạt trên 50 điểm là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đã vượt qua ngưỡng trì trệ và bắt đầu mở rộng. Chỉ số PMI đạt 53,1 điểm chứng tỏ khu vực sản xuất ở Mỹ trong tháng 1/2013 được mở rộng với tốc độ nhanh nhất trong vòng 9 tháng qua, chủ yếu do nhu cầu nội địa tăng mạnh. Dấu hiệu phát triển này cho thấy không có gì phải quá lo ngại khi tốc độ tăng GDP quý IV/2012 âm 0,1%.
Cùng ngày, Bộ Lao động Mỹ cho biết riêng trong tháng 1/2013, nền kinh tế Mỹ đã tạo ra thêm 157.000 việc làm mới, cao hơn nhiều so với mức trung bình 127.000 việc làm trong tháng 11 và tháng 12 năm ngoái, bất chấp tỷ lệ thất nghiệp trong công nhân Mỹ vẫn ở mức cao 7,9% trong tháng cuối cùng năm 2012.
Với 22,7 triệu người hiện đang bị thất nghiệp, mỗi tháng nền kinh tế Mỹ phải tạo ra được trên 250.000 việc làm mới thì thị trường lao động mới được coi là ổn định. Đây là lý do FED tuyên bố duy trì chính sách tiền tệ thả lỏng với lãi suất chủ chốt cực thấp hiện nay và tiếp tục gói cứu trợ lần thứ ba (QE3), theo đó mỗi tháng tung vào thị trường 85 tỷ USD để mua lại những trái phiếu liên quan tới thế chấp.
Một dấu hiệu tích cực nữa xuất hiện ở nền kinh tế là niềm tin của người tiêu dùng Mỹ trong tháng đầu tiên của năm 2013 đã tăng khá mạnh, đạt 73,8 điểm so với 72,9 điểm trong tháng 12/2012 và cao hơn nhiều so với mức dự kiến 71,5 điểm của các chuyên gia kinh tế. Tỷ lệ lạm phát cơ bản của Mỹ trong năm 2013 dự báo cũng chỉ ở mức 3,3% so với 3,2% của năm 2012.
Các dấu hiệu tích cực liên tục xuất hiện từ nền kinh tế đã khích lệ giới đầu tư chứng khoán, khiến họ an tâm đầu tư, làm cho chỉ số chứng khoán Dow Jones trong ngày 1/2 có lúc lần đầu tiên đạt ngưỡng 14.000 điểm, sau đó giảm và chốt phiên ở mức 13.980 điểm. Đây là lần đầu tiên kể từ ngày 17/10/2007, chỉ cố chứng khoán danh giá này đạt ngưỡng 14.000 điểm.
Hai chỉ số chứng khoán quan trọng khác tại thị trường New York là Nasdaq Compossite và Standard & Poor 500 cũng tăng trung bình hơn 1,0%.
Mặc dù bày tỏ sự lạc quan về viễn cảnh kinh tế Mỹ trong năm 2013, song Chủ tịch FED ở thành phố New York, ông William Dudley và Chủ tịch FED ở thành phố St. Louis, ông James Bullard cũng thừa nhận một số nguy cơ tiềm ẩn có thể cản trở đà tăng trưởng, trong đó có tình trạng bế tắc tài chính tại chính trường Washington, thị trường lao động vẫn tiếp tục căng thẳng, sự phục hồi chậm chạp của kinh tế châu Âu cũng như sự tình trạng giảm tốc của kinh tế Trung Quốc./.
Các quan chức Ngân hàng dự trữ liên bang (FED) lạc quan nhận định triển vọng phát triển của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong năm 2013 sẽ khá sáng sủa, do bức tranh kinh tế toàn cầu dự báo sẽ tốt đẹp hơn và FED tiếp tục chiến dịch in thêm tiền để tung vào thị trường nhằm hỗ trợ đà phục hồi kinh tế và cải thiện thị trường lao động.
Phóng viên TTXVN tại Mỹ dẫn báo cáo điều tra công bố ngày 1/2 của Viện Quản lý nguồn cung (ISM), cho biết chỉ số hoạt động của ngành sản xuất của Mỹ (PMI) trong tháng 1/2013 tăng mạnh lên 53,1 điểm, cao hơn nhiều so với 50,2 điểm trong tháng 12/2012 và vượt xa mức dự báo 50,6 điểm của các chuyên gia.
Nhà kinh tế trưởng của tổ chức Markit chuyên theo dõi về thị trường, ông Chris Williamson, cho biết chỉ số PMI nếu đạt trên 50 điểm là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đã vượt qua ngưỡng trì trệ và bắt đầu mở rộng. Chỉ số PMI đạt 53,1 điểm chứng tỏ khu vực sản xuất ở Mỹ trong tháng 1/2013 được mở rộng với tốc độ nhanh nhất trong vòng 9 tháng qua, chủ yếu do nhu cầu nội địa tăng mạnh. Dấu hiệu phát triển này cho thấy không có gì phải quá lo ngại khi tốc độ tăng GDP quý IV/2012 âm 0,1%.
Cùng ngày, Bộ Lao động Mỹ cho biết riêng trong tháng 1/2013, nền kinh tế Mỹ đã tạo ra thêm 157.000 việc làm mới, cao hơn nhiều so với mức trung bình 127.000 việc làm trong tháng 11 và tháng 12 năm ngoái, bất chấp tỷ lệ thất nghiệp trong công nhân Mỹ vẫn ở mức cao 7,9% trong tháng cuối cùng năm 2012.
Với 22,7 triệu người hiện đang bị thất nghiệp, mỗi tháng nền kinh tế Mỹ phải tạo ra được trên 250.000 việc làm mới thì thị trường lao động mới được coi là ổn định. Đây là lý do FED tuyên bố duy trì chính sách tiền tệ thả lỏng với lãi suất chủ chốt cực thấp hiện nay và tiếp tục gói cứu trợ lần thứ ba (QE3), theo đó mỗi tháng tung vào thị trường 85 tỷ USD để mua lại những trái phiếu liên quan tới thế chấp.
Một dấu hiệu tích cực nữa xuất hiện ở nền kinh tế là niềm tin của người tiêu dùng Mỹ trong tháng đầu tiên của năm 2013 đã tăng khá mạnh, đạt 73,8 điểm so với 72,9 điểm trong tháng 12/2012 và cao hơn nhiều so với mức dự kiến 71,5 điểm của các chuyên gia kinh tế. Tỷ lệ lạm phát cơ bản của Mỹ trong năm 2013 dự báo cũng chỉ ở mức 3,3% so với 3,2% của năm 2012.
Các dấu hiệu tích cực liên tục xuất hiện từ nền kinh tế đã khích lệ giới đầu tư chứng khoán, khiến họ an tâm đầu tư, làm cho chỉ số chứng khoán Dow Jones trong ngày 1/2 có lúc lần đầu tiên đạt ngưỡng 14.000 điểm, sau đó giảm và chốt phiên ở mức 13.980 điểm. Đây là lần đầu tiên kể từ ngày 17/10/2007, chỉ cố chứng khoán danh giá này đạt ngưỡng 14.000 điểm.
Hai chỉ số chứng khoán quan trọng khác tại thị trường New York là Nasdaq Compossite và Standard & Poor 500 cũng tăng trung bình hơn 1,0%.
Mặc dù bày tỏ sự lạc quan về viễn cảnh kinh tế Mỹ trong năm 2013, song Chủ tịch FED ở thành phố New York, ông William Dudley và Chủ tịch FED ở thành phố St. Louis, ông James Bullard cũng thừa nhận một số nguy cơ tiềm ẩn có thể cản trở đà tăng trưởng, trong đó có tình trạng bế tắc tài chính tại chính trường Washington, thị trường lao động vẫn tiếp tục căng thẳng, sự phục hồi chậm chạp của kinh tế châu Âu cũng như sự tình trạng giảm tốc của kinh tế Trung Quốc./.
(TTXVN)