Kết quả khảo sát mới nhất của hãng tin Reuters cho thấy trong nhóm các nước giàu, triển vọng kinh tế Mỹ vẫn "sáng sủa nhất;" kinh tế Eurozone tiếp tục lún sâu vào suy thoái, còn kinh tế Nhật Bản vẫn chưa thoát khỏi giai đoạn đình đốn, bất chấp hàng chục kế hoạch kích cầu quy mô lớn.
Cùng lúc đó, nhiều thị trường đang nổi cũng bị tổn thương. Tăng trưởng của Ấn Độ trong năm nay có khả năng sẽ đạt mức thấp nhất trong cả thập kỷ, nền kinh tế của Brazil cũng đang rất chật vật.
"Vách đá tài chính" Mỹ treo lơ lửng
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang chao đảo, điều làm toàn thế giới thêm "nhụt chí" là cuộc tranh cãi tại Washington dường như vẫn chưa thể kết thúc khi hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều nhất quyết giữ vững lập trường của mình, chưa nhượng bộ về nhiều chính sách liên quan lĩnh vực tài chính. Vấn đề lớn nhất gây bế tắc là liệu có nên mở rộng việc áp dụng mức thuế thấp cho các hộ gia đình có thu nhập trên 250.000 USD/năm - từng được áp dụng từ thời cựu Tổng thống George W.Bush - hay không.
Khi chỉ còn bốn tuần lễ là chương trình tăng thuế và cắt giảm chi tiêu tự động bắt đầu có hiệu lực và sẽ tác động mạnh đến đà phục hồi kinh tế vẫn còn mong manh của Mỹ, các nghị sỹ đảng Cộng hòa, chiếm đa số tại Hạ nghị viện nước này, ngày 3/12 đã đề xuất kế hoạch giảm khoảng 2.200 tỷ USD thâm hụt ngân sách liên bang trong vòng 10 năm tới như một giải pháp để tránh va vào "vách đá tài chính."
Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner và một số lãnh đạo đảng Cộng hòa đề xuất tăng nguồn thu thuế thêm 800 tỷ USD; đồng thời cắt giảm 1.200 tỷ USD chi tiêu liên bang, trong đó chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (Medicare) mà Tổng thống Obama hết lòng ủng hộ sẽ bị cắt giảm 600 triệu USD, cùng khoản thu bổ sung 200 tỷ USD từ các nguồn khác.
Ngoài ra, lãnh đạo đảng Cộng hòa tiếp tục bảo lưu quan điểm phản đối đề xuất tăng thuế đánh vào thiểu số 2% những người giàu có nhất nước Mỹ của Tổng thống Barack Obama và phe Dân chủ.
Ông Boehner cho rằng đây có thể không phải là một giải pháp lâu dài song là một đề xuất "cân bằng" giúp nước Mỹ có thể tránh "vách đá tài chính" mà không gây tác động xấu đến nền kinh tế và thị trường việc làm. Đồng thời, ông nhấn mạnh ưu tiên trước mắt là các nghị sỹ hai đảng cần đạt được đồng thuận về một giải pháp hợp lý nhằm giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách liên bang để tránh phải tự động "rút" 600 tỷ USD khỏi nền kinh tế từ đầu năm tới.
Tuy nhiên, Nhà Trắng cùng ngày đã bác bỏ đề xuất trên của đảng Cộng hòa và phát ngôn viên Nhà Trắng Dan Pfeiffer cảnh báo hai bên sẽ khó đạt được một thỏa thuận "hợp lý và cân bằng" để giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách nếu phe Cộng hòa tiếp tục phản đối việc tăng thuế đối với những người thu nhập trên 250.000 USD/năm.
Các nghị sỹ đảng Dân chủ của Tổng thống Obama cho rằng kế hoạch của phe Cộng hòa là "không thể chấp nhận" khi sẽ "làm tổn thương" tầng lớp trung lưu trong khi tiếp tục bảo vệ giới giàu có. Trong khi đó, Tổng thống Obama nhấn mạnh việc miễn giảm thuế đối với người giàu sẽ không giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như nhu cầu tiêu dùng bằng việc cắt giảm thuế cho tầng lớp trung lưu và khẳng định sẽ không cắt giảm chi tiêu dành cho các lĩnh vực nghiên cứu, phát triển, giáo dục cũng như các chương trình hỗ trợ người khuyết tật.
Tình trạng tranh cãi bất phân thắng bại về các chính sách tài chính giữa chính quyền hành pháp và phe Cộng hòa tại Quốc hội đã làm người dân Mỹ thêm thất vọng. Kết quả thăm dò chung của Washington Post/Pew Research Center, công bố ngày 4/12 cho biết có 49% người Mỹ được hỏi ý kiến nghĩ rằng Nhà Trắng và phe Cộng hòa từ nay đến cuối năm khó đạt được một thỏa thuận về cắt giảm chi tiêu và cải cách thuế. Tình huống này, nếu xảy ra, có 53% số người được hỏi cho rằng trách nhiệm thuộc về đảng Cộng hòa và 27% đổ lỗi cho chính quyền của Tổng thống Obama.
Các số liệu trong lĩnh vực sản xuất của Mỹ mới công bố cho thấy có nhiều khả năng tăng trưởng trong quý 4 của nước này bị chậm lại. Khởi đầu là số liệu của Viện quản lý nguồn cung (ISM) cho thấy hoạt động chế tạo của Mỹ giảm trong tháng 11 này sau hai tháng tăng trưởng.
Chỉ số quản lý sức mua theo điều tra của ISM giảm xuống 49,5 trong tháng 11, so với 51,7 trong tháng trước và là mức thấp nhất kể từ tháng 7/2009. Các doanh nghiệp được điều tra đổ lỗi cho kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm và sự không chắc chắn về các cuộc tranh luận tại Washington về "vách đá tài chính" là nguyên nhân chính.
Nhà kinh tế Tom Porcelli từ RBC Capital Markets cho rằng "không hề phóng đại chút nào khi nói rằng nguy cơ phải chứng kiến một dấu hiệu tiêu cực về tăng trưởng GDP trong quý 4 là rất lớn."
Dựa trên những số liệu cho thấy mức chi tiêu của người tiêu dùng trong tháng 10 vừa qua lần đầu tiên bị giảm xuống trong vòng năm tháng trở lại đây, chuyên gia này đã xem xét lại và hạ mức dự báo tốc độ tăng GDP hàng năm của Mỹ từ mức 1% xuống 0,2% trong quý 4. Một trong những lý do ảnh hưởng đến sự giảm tốc của nền kinh tế Mỹ là trận siêu bão Sandy đổ bộ vào nước này hồi cuối tháng 10 vừa qua khiến nền kinh tế lớn nhất thế giới thiệt hại hơn 80 tỷ USD.
Khó tìm lối thoát cho khủng hoảng nợ công Eurozone
Những khó khăn mà Mỹ đang đối mặt diễn ra trong tình cảnh kinh tế châu Âu vẫn còn rất ảm đạm. Dù cho thỏa thuận về nợ mới nhất của Hy Lạp ngay lập tức đã dập tắt những quan ngại về nguy cơ vỡ nợ và Ủy ban châu Âu (EC) đã thông qua kế hoạch cải tổ ngành ngân hàng Tây Ban Nha, song khủng hoảng nợ công Eurozone vẫn tiềm ẩn nguy cơ lớn nhất đối với kinh tế thế giới.
John Higgins, nhà kinh tế làm việc tại Capital Economics ở London, nói: "Chúng tôi cho rằng Eurozone sẽ sớm phải chịu sức ép thêm một lần nữa. Chúng tôi tiếp tục dự đoán rằng tỷ giá giữa đồng euro và USD sẽ nhanh chóng giảm xuống và đạt mức ngang bằng trong năm tới, khi cuối cùng Hy Lạp phải rời khỏi Eurozone."
Sự quan tâm của các thị trường tài chính đang nhanh chóng hướng về Tây Ban Nha, nơi mà thực trạng kinh tế vẫn tiếp tục xấu đi dù cho tình hình tín dụng đã bớt u ám nhờ những hy vọng có được từ sự trợ giúp của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Khó khăn mà Thủ tướng Mariano Rajoy phải đối mặt là ECB chỉ mua lại trái phiếu của Tây Ban Nha sau khi Chính phủ Tây Ban Nha chính thức đưa ra yêu cầu trợ giúp - một sự lựa chọn khó có thể chấp nhận về mặt chính trị. Dù vậy, đây vẫn là một biện pháp mà cuối cùng Madrid có thể phải lựa chọn.
Một quốc gia châu Âu khác có khả năng sẽ phải đối mặt với rủi ro là Pháp. Hiện nay, nhiều người đã bắt đầu đề cập nguy cơ các thị trường tài chính chống lại Pháp nếu chương trình cải tổ hệ thống tài chính trợ cấp xã hội và thị trường lao động của Tổng thống Francois Hollande gây thất vọng và gặp phải sự phản kháng của người dân.
Chính EC cũng tỏ ra bi quan về thực trạng Eurozone khi đưa ra dự báo kinh tế khu vực này sẽ giảm 0,4% trong năm nay trước khi tăng trưởng nhẹ 0,1% năm 2013 và phải tới năm 2014 mới phục hồi với mức tăng khoảng 1,4%.
Cơ quan tư vấn kinh tế toàn cầu Mỹ còn bồi thêm tình trạng suy thoái này còn kéo dài đến hết năm 2013, sang năm 2014 mới có thể xuất hiện tín hiệu hồi phục nhẹ và cảnh báo khủng hoảng nợ công Eurozone, sự suy sụp kinh tế ở vùng Nam Âu bắt đầu ảnh hưởng tới Bắc Âu, cuộc khủng hoảng ở khu vực này vẫn còn kéo dài rất lâu.
Thực tế cho thấy khủng hoảng nợ công đã lan tới Đức, nền kinh tế đầu tàu Eurozone. Ban đầu Đức đã từng nghĩ rằng họ có thể "miễn dịch" với những khó khăn đang xảy ra xung quanh. Nhưng do nhu cầu giao dịch trong khu vực giảm sút, các đơn đặt hàng cho ngành công nghiệp ít đi, sản lượng giảm, xuất khẩu đi xuống, kinh tế tư nhân thu hẹp lại.
Sau nhiều năm tỷ lệ thất nghiệp rơi xuống mức thấp kỷ lục, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đức đã giảm mạnh, xuống còn 0,2% trong quý 3. Theo xu hướng này, tốc độ tăng trưởng kinh tế quý 4 của Đức có thể bị âm và triển vọng năm tới vẫn khá u ám.
Là nền kinh tế lớn nhất châu Âu và là nước có giao dịch ngoại thương lớn, nếu kinh tế Đức rơi vào suy thoái thì khó khăn của Eurozone sẽ càng trầm trọng hơn, khó hồi phục./.
Cùng lúc đó, nhiều thị trường đang nổi cũng bị tổn thương. Tăng trưởng của Ấn Độ trong năm nay có khả năng sẽ đạt mức thấp nhất trong cả thập kỷ, nền kinh tế của Brazil cũng đang rất chật vật.
"Vách đá tài chính" Mỹ treo lơ lửng
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang chao đảo, điều làm toàn thế giới thêm "nhụt chí" là cuộc tranh cãi tại Washington dường như vẫn chưa thể kết thúc khi hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều nhất quyết giữ vững lập trường của mình, chưa nhượng bộ về nhiều chính sách liên quan lĩnh vực tài chính. Vấn đề lớn nhất gây bế tắc là liệu có nên mở rộng việc áp dụng mức thuế thấp cho các hộ gia đình có thu nhập trên 250.000 USD/năm - từng được áp dụng từ thời cựu Tổng thống George W.Bush - hay không.
Khi chỉ còn bốn tuần lễ là chương trình tăng thuế và cắt giảm chi tiêu tự động bắt đầu có hiệu lực và sẽ tác động mạnh đến đà phục hồi kinh tế vẫn còn mong manh của Mỹ, các nghị sỹ đảng Cộng hòa, chiếm đa số tại Hạ nghị viện nước này, ngày 3/12 đã đề xuất kế hoạch giảm khoảng 2.200 tỷ USD thâm hụt ngân sách liên bang trong vòng 10 năm tới như một giải pháp để tránh va vào "vách đá tài chính."
Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner và một số lãnh đạo đảng Cộng hòa đề xuất tăng nguồn thu thuế thêm 800 tỷ USD; đồng thời cắt giảm 1.200 tỷ USD chi tiêu liên bang, trong đó chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (Medicare) mà Tổng thống Obama hết lòng ủng hộ sẽ bị cắt giảm 600 triệu USD, cùng khoản thu bổ sung 200 tỷ USD từ các nguồn khác.
Ngoài ra, lãnh đạo đảng Cộng hòa tiếp tục bảo lưu quan điểm phản đối đề xuất tăng thuế đánh vào thiểu số 2% những người giàu có nhất nước Mỹ của Tổng thống Barack Obama và phe Dân chủ.
Ông Boehner cho rằng đây có thể không phải là một giải pháp lâu dài song là một đề xuất "cân bằng" giúp nước Mỹ có thể tránh "vách đá tài chính" mà không gây tác động xấu đến nền kinh tế và thị trường việc làm. Đồng thời, ông nhấn mạnh ưu tiên trước mắt là các nghị sỹ hai đảng cần đạt được đồng thuận về một giải pháp hợp lý nhằm giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách liên bang để tránh phải tự động "rút" 600 tỷ USD khỏi nền kinh tế từ đầu năm tới.
Tuy nhiên, Nhà Trắng cùng ngày đã bác bỏ đề xuất trên của đảng Cộng hòa và phát ngôn viên Nhà Trắng Dan Pfeiffer cảnh báo hai bên sẽ khó đạt được một thỏa thuận "hợp lý và cân bằng" để giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách nếu phe Cộng hòa tiếp tục phản đối việc tăng thuế đối với những người thu nhập trên 250.000 USD/năm.
Các nghị sỹ đảng Dân chủ của Tổng thống Obama cho rằng kế hoạch của phe Cộng hòa là "không thể chấp nhận" khi sẽ "làm tổn thương" tầng lớp trung lưu trong khi tiếp tục bảo vệ giới giàu có. Trong khi đó, Tổng thống Obama nhấn mạnh việc miễn giảm thuế đối với người giàu sẽ không giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như nhu cầu tiêu dùng bằng việc cắt giảm thuế cho tầng lớp trung lưu và khẳng định sẽ không cắt giảm chi tiêu dành cho các lĩnh vực nghiên cứu, phát triển, giáo dục cũng như các chương trình hỗ trợ người khuyết tật.
Tình trạng tranh cãi bất phân thắng bại về các chính sách tài chính giữa chính quyền hành pháp và phe Cộng hòa tại Quốc hội đã làm người dân Mỹ thêm thất vọng. Kết quả thăm dò chung của Washington Post/Pew Research Center, công bố ngày 4/12 cho biết có 49% người Mỹ được hỏi ý kiến nghĩ rằng Nhà Trắng và phe Cộng hòa từ nay đến cuối năm khó đạt được một thỏa thuận về cắt giảm chi tiêu và cải cách thuế. Tình huống này, nếu xảy ra, có 53% số người được hỏi cho rằng trách nhiệm thuộc về đảng Cộng hòa và 27% đổ lỗi cho chính quyền của Tổng thống Obama.
Các số liệu trong lĩnh vực sản xuất của Mỹ mới công bố cho thấy có nhiều khả năng tăng trưởng trong quý 4 của nước này bị chậm lại. Khởi đầu là số liệu của Viện quản lý nguồn cung (ISM) cho thấy hoạt động chế tạo của Mỹ giảm trong tháng 11 này sau hai tháng tăng trưởng.
Chỉ số quản lý sức mua theo điều tra của ISM giảm xuống 49,5 trong tháng 11, so với 51,7 trong tháng trước và là mức thấp nhất kể từ tháng 7/2009. Các doanh nghiệp được điều tra đổ lỗi cho kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm và sự không chắc chắn về các cuộc tranh luận tại Washington về "vách đá tài chính" là nguyên nhân chính.
Nhà kinh tế Tom Porcelli từ RBC Capital Markets cho rằng "không hề phóng đại chút nào khi nói rằng nguy cơ phải chứng kiến một dấu hiệu tiêu cực về tăng trưởng GDP trong quý 4 là rất lớn."
Dựa trên những số liệu cho thấy mức chi tiêu của người tiêu dùng trong tháng 10 vừa qua lần đầu tiên bị giảm xuống trong vòng năm tháng trở lại đây, chuyên gia này đã xem xét lại và hạ mức dự báo tốc độ tăng GDP hàng năm của Mỹ từ mức 1% xuống 0,2% trong quý 4. Một trong những lý do ảnh hưởng đến sự giảm tốc của nền kinh tế Mỹ là trận siêu bão Sandy đổ bộ vào nước này hồi cuối tháng 10 vừa qua khiến nền kinh tế lớn nhất thế giới thiệt hại hơn 80 tỷ USD.
Khó tìm lối thoát cho khủng hoảng nợ công Eurozone
Những khó khăn mà Mỹ đang đối mặt diễn ra trong tình cảnh kinh tế châu Âu vẫn còn rất ảm đạm. Dù cho thỏa thuận về nợ mới nhất của Hy Lạp ngay lập tức đã dập tắt những quan ngại về nguy cơ vỡ nợ và Ủy ban châu Âu (EC) đã thông qua kế hoạch cải tổ ngành ngân hàng Tây Ban Nha, song khủng hoảng nợ công Eurozone vẫn tiềm ẩn nguy cơ lớn nhất đối với kinh tế thế giới.
John Higgins, nhà kinh tế làm việc tại Capital Economics ở London, nói: "Chúng tôi cho rằng Eurozone sẽ sớm phải chịu sức ép thêm một lần nữa. Chúng tôi tiếp tục dự đoán rằng tỷ giá giữa đồng euro và USD sẽ nhanh chóng giảm xuống và đạt mức ngang bằng trong năm tới, khi cuối cùng Hy Lạp phải rời khỏi Eurozone."
Sự quan tâm của các thị trường tài chính đang nhanh chóng hướng về Tây Ban Nha, nơi mà thực trạng kinh tế vẫn tiếp tục xấu đi dù cho tình hình tín dụng đã bớt u ám nhờ những hy vọng có được từ sự trợ giúp của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Khó khăn mà Thủ tướng Mariano Rajoy phải đối mặt là ECB chỉ mua lại trái phiếu của Tây Ban Nha sau khi Chính phủ Tây Ban Nha chính thức đưa ra yêu cầu trợ giúp - một sự lựa chọn khó có thể chấp nhận về mặt chính trị. Dù vậy, đây vẫn là một biện pháp mà cuối cùng Madrid có thể phải lựa chọn.
Một quốc gia châu Âu khác có khả năng sẽ phải đối mặt với rủi ro là Pháp. Hiện nay, nhiều người đã bắt đầu đề cập nguy cơ các thị trường tài chính chống lại Pháp nếu chương trình cải tổ hệ thống tài chính trợ cấp xã hội và thị trường lao động của Tổng thống Francois Hollande gây thất vọng và gặp phải sự phản kháng của người dân.
Chính EC cũng tỏ ra bi quan về thực trạng Eurozone khi đưa ra dự báo kinh tế khu vực này sẽ giảm 0,4% trong năm nay trước khi tăng trưởng nhẹ 0,1% năm 2013 và phải tới năm 2014 mới phục hồi với mức tăng khoảng 1,4%.
Cơ quan tư vấn kinh tế toàn cầu Mỹ còn bồi thêm tình trạng suy thoái này còn kéo dài đến hết năm 2013, sang năm 2014 mới có thể xuất hiện tín hiệu hồi phục nhẹ và cảnh báo khủng hoảng nợ công Eurozone, sự suy sụp kinh tế ở vùng Nam Âu bắt đầu ảnh hưởng tới Bắc Âu, cuộc khủng hoảng ở khu vực này vẫn còn kéo dài rất lâu.
Thực tế cho thấy khủng hoảng nợ công đã lan tới Đức, nền kinh tế đầu tàu Eurozone. Ban đầu Đức đã từng nghĩ rằng họ có thể "miễn dịch" với những khó khăn đang xảy ra xung quanh. Nhưng do nhu cầu giao dịch trong khu vực giảm sút, các đơn đặt hàng cho ngành công nghiệp ít đi, sản lượng giảm, xuất khẩu đi xuống, kinh tế tư nhân thu hẹp lại.
Sau nhiều năm tỷ lệ thất nghiệp rơi xuống mức thấp kỷ lục, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đức đã giảm mạnh, xuống còn 0,2% trong quý 3. Theo xu hướng này, tốc độ tăng trưởng kinh tế quý 4 của Đức có thể bị âm và triển vọng năm tới vẫn khá u ám.
Là nền kinh tế lớn nhất châu Âu và là nước có giao dịch ngoại thương lớn, nếu kinh tế Đức rơi vào suy thoái thì khó khăn của Eurozone sẽ càng trầm trọng hơn, khó hồi phục./.
Hoàng Hà (TTXVN)