Viện sĩ Hàn lâm khoa học Nga, Đại biểu Duma Quốc gia (Hạ viện), cựu Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga Andrei Kokoshin, ngày 13/9 đã tuyên bố tại Mátxcơva rằng Nga phải có phương án đáp trả tương xứng nếu Mỹ thực hiện phát triển đồng loạt hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD) chiến lược.
Viện sĩ Kokoshin khẳng định trong điều kiện hiện nay, Nga cũng có nhiều lý do không kém so với Liên Xô vào những năm 80 của thế kỷ trước để buộc phải có phương án dự phòng nhằm đáp trả một cách tương xứng nếu Mỹ phát triển NMD chiến lược.
Nga cần phải theo dõi sát quá trình Mỹ phát triển NMD, đặc biệt là những tên lửa có khả năng đánh chặn các tên lửa xuyên lục địa ở mọi khoảng cách và mọi tầm bay cũng như trong bối cảnh nhiều nước khác như Ấn Độ và Israel đang tích cực phát triển các hệ thống lá chắn tên lửa chiến thuật, còn các nước như Nhật Bản, Tây Ban Nha hay Hàn Quốc đang sở hữu các tên lửa đánh chặn đặt trên tàu chiến.
Ông Kokoshin nhấn mạnh Nga có đủ tiềm năng để đáp trả những mối nguy hiểm như vậy. Tuy nhiên, Nga cần phải soạn thảo các chương trình cụ thể để phát huy những khả năng khoa học-kỹ thuật và kinh tế trong việc đáp trả tương xứng mọi nguy cơ và bảo đảm sự ổn định chiến lược.
Viện sĩ Kokoshin cũng nêu rõ rằng Hiệp ước mới về cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược, được ký giữa Nga và Mỹ đầu tháng Tư vừa qua tại Praha (Séc), cho phép Nga phát triển và bố trí lực lượng hạt nhân chiến lược trên mặt đất, trên các tàu chiến-tàu ngầm và trang bị cho các loại máy bay chiến đấu với mục đích bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm sự cân bằng chiến lược quốc tế./.
Viện sĩ Kokoshin khẳng định trong điều kiện hiện nay, Nga cũng có nhiều lý do không kém so với Liên Xô vào những năm 80 của thế kỷ trước để buộc phải có phương án dự phòng nhằm đáp trả một cách tương xứng nếu Mỹ phát triển NMD chiến lược.
Nga cần phải theo dõi sát quá trình Mỹ phát triển NMD, đặc biệt là những tên lửa có khả năng đánh chặn các tên lửa xuyên lục địa ở mọi khoảng cách và mọi tầm bay cũng như trong bối cảnh nhiều nước khác như Ấn Độ và Israel đang tích cực phát triển các hệ thống lá chắn tên lửa chiến thuật, còn các nước như Nhật Bản, Tây Ban Nha hay Hàn Quốc đang sở hữu các tên lửa đánh chặn đặt trên tàu chiến.
Ông Kokoshin nhấn mạnh Nga có đủ tiềm năng để đáp trả những mối nguy hiểm như vậy. Tuy nhiên, Nga cần phải soạn thảo các chương trình cụ thể để phát huy những khả năng khoa học-kỹ thuật và kinh tế trong việc đáp trả tương xứng mọi nguy cơ và bảo đảm sự ổn định chiến lược.
Viện sĩ Kokoshin cũng nêu rõ rằng Hiệp ước mới về cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược, được ký giữa Nga và Mỹ đầu tháng Tư vừa qua tại Praha (Séc), cho phép Nga phát triển và bố trí lực lượng hạt nhân chiến lược trên mặt đất, trên các tàu chiến-tàu ngầm và trang bị cho các loại máy bay chiến đấu với mục đích bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm sự cân bằng chiến lược quốc tế./.
(TTXVN/Vietnam+)