Bộ Tư pháp Nga ngày 25/7 cho biết Mátxcơva chưa nhận được yêu cầu chính thức từ Washington về dẫn độ cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden, người bị chính quyền Mỹ truy lùng gắt gao và đang ở khu vực quá cảnh của sân bay Sheremetyevo tại Mátxcơva.
Trong một tuyên bố cùng ngày, Bộ Tư pháp Nga nêu rõ Mátxcơva đã nhận được một bức thư từ Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder giải thích lập trường của Mỹ về quy chế của Snowden, nhưng trong thư không nêu yêu cầu dẫn độ hay trục xuất cựu nhân viên tình báo này vào ngày 24/7, thời điểm tin đồn Snowden rời khỏi khu vực quá cảnh của sân bay Sheremetyevo.
Đại sứ Mỹ tại Nga, ông Michael McFaul cũng khẳng định Mỹ không yêu cầu Nga dẫn độ Snowden mà muốn người tiết lộ hàng hoạt thông tin tình báo nhạy cảm này tự trở về nước.
Những phát biểu trên được đưa ra trong bối cảnh tờ Thương gia của Nga trước đó nói rằng Mỹ đã chuyển văn kiện chính thức cho Mátxcơva và yêu cầu dẫn độ Snowden về nước xét xử. Trong khi đó, Quốc hội Mỹ đang ráo riết soạn thảo dự luật, theo đó Washington sẽ áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt đối với những nước cho Snowden tị nạn chính trị.
[Nga đang xem xét yêu cầu dẫn độ Snowden của Mỹ]
Ủy ban Phân bổ ngân sách của Thượng viện Mỹ ngày 25/7 đã bỏ phiếu nhất trí tìm cách áp đặt trừng phạt thương mại hay các chế tài khác đối với bất cứ nước nào cho Snowden tị nạn. Ủy ban gồm 30 thành viên, đã thông qua một nội dung sửa đổi trong dự luật chi tiêu, theo đó sẽ yêu cầu Ngoại trưởng John Kerry gặp các ủy ban của Quốc hội Mỹ để đề ra các biện pháp trừng phạt nhằm vào bất cứ nước nào "chứa chấp" Snowden. Trước đó, Bolivia, Nicaragua và Venezuela đã tuyên bố có thể cấp quy chế tị nạn cho Snowden.
Trong một diễn biến khác liên quan, những tiết lộ của cựu nhân viên tình báo Snowden đã gây ra hiệu ứng domino khi lại có thêm một số cựu nhân viên của Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) quyết định tiết lộ hoạt động giám sát điện tử của Mỹ, bao gồm cả việc theo dõi công dân các nước châu Âu.
Trong cuộc phỏng vấn của tạp chí Ngôi sao (Stern), ông U.Binney, cựu chuyên viên giải mã có thâm niên làm việc hơn 30 năm cho NSA, cho biết tình báo Đức đã bắt đầu hợp tác với người Mỹ từ những năm 1990 và đã được phía Mỹ chuyển giao phần mềm giám sát điện tử.
Theo ông Binney, Trung tâm lưu trữ được xây dựng tại bang Utah của Mỹ có thể chứa khoảng 40.000-50.000 tỷ tệp tin, trong đó lưu trữ mọi thứ: từ ghi âm các cuộc nói chuyện bằng điện thoại, thư từ điện tử và thậm chí cả tài khoản thẻ tín dụng từ khắp nơi trên thế giới.
Cũng trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Ngôi sao, một cựu quan chức khác của NSA là Thomas Drake cho biết chương trình do thám mật có tên gọi PRISM đã bị Snowden tiết lộ chỉ là "phần chỏm của tảng băng trôi." Trên thực tế, chương trình này mới chỉ là một trong 50 chương trình phần mềm gián điệp cung cấp thông tin cho cơ sở dữ liệu mang mật danh "Gió sao."
Theo khẳng định của các cựu nhân viên tổ chức tối mật trên, chương trình giám sát điện tử này có thể bao trùm toàn thế giới, và không một ai có thể thoát khỏi mạng lưới này./.
Trong một tuyên bố cùng ngày, Bộ Tư pháp Nga nêu rõ Mátxcơva đã nhận được một bức thư từ Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder giải thích lập trường của Mỹ về quy chế của Snowden, nhưng trong thư không nêu yêu cầu dẫn độ hay trục xuất cựu nhân viên tình báo này vào ngày 24/7, thời điểm tin đồn Snowden rời khỏi khu vực quá cảnh của sân bay Sheremetyevo.
Đại sứ Mỹ tại Nga, ông Michael McFaul cũng khẳng định Mỹ không yêu cầu Nga dẫn độ Snowden mà muốn người tiết lộ hàng hoạt thông tin tình báo nhạy cảm này tự trở về nước.
Những phát biểu trên được đưa ra trong bối cảnh tờ Thương gia của Nga trước đó nói rằng Mỹ đã chuyển văn kiện chính thức cho Mátxcơva và yêu cầu dẫn độ Snowden về nước xét xử. Trong khi đó, Quốc hội Mỹ đang ráo riết soạn thảo dự luật, theo đó Washington sẽ áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt đối với những nước cho Snowden tị nạn chính trị.
[Nga đang xem xét yêu cầu dẫn độ Snowden của Mỹ]
Ủy ban Phân bổ ngân sách của Thượng viện Mỹ ngày 25/7 đã bỏ phiếu nhất trí tìm cách áp đặt trừng phạt thương mại hay các chế tài khác đối với bất cứ nước nào cho Snowden tị nạn. Ủy ban gồm 30 thành viên, đã thông qua một nội dung sửa đổi trong dự luật chi tiêu, theo đó sẽ yêu cầu Ngoại trưởng John Kerry gặp các ủy ban của Quốc hội Mỹ để đề ra các biện pháp trừng phạt nhằm vào bất cứ nước nào "chứa chấp" Snowden. Trước đó, Bolivia, Nicaragua và Venezuela đã tuyên bố có thể cấp quy chế tị nạn cho Snowden.
Trong một diễn biến khác liên quan, những tiết lộ của cựu nhân viên tình báo Snowden đã gây ra hiệu ứng domino khi lại có thêm một số cựu nhân viên của Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) quyết định tiết lộ hoạt động giám sát điện tử của Mỹ, bao gồm cả việc theo dõi công dân các nước châu Âu.
Trong cuộc phỏng vấn của tạp chí Ngôi sao (Stern), ông U.Binney, cựu chuyên viên giải mã có thâm niên làm việc hơn 30 năm cho NSA, cho biết tình báo Đức đã bắt đầu hợp tác với người Mỹ từ những năm 1990 và đã được phía Mỹ chuyển giao phần mềm giám sát điện tử.
Theo ông Binney, Trung tâm lưu trữ được xây dựng tại bang Utah của Mỹ có thể chứa khoảng 40.000-50.000 tỷ tệp tin, trong đó lưu trữ mọi thứ: từ ghi âm các cuộc nói chuyện bằng điện thoại, thư từ điện tử và thậm chí cả tài khoản thẻ tín dụng từ khắp nơi trên thế giới.
Cũng trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Ngôi sao, một cựu quan chức khác của NSA là Thomas Drake cho biết chương trình do thám mật có tên gọi PRISM đã bị Snowden tiết lộ chỉ là "phần chỏm của tảng băng trôi." Trên thực tế, chương trình này mới chỉ là một trong 50 chương trình phần mềm gián điệp cung cấp thông tin cho cơ sở dữ liệu mang mật danh "Gió sao."
Theo khẳng định của các cựu nhân viên tổ chức tối mật trên, chương trình giám sát điện tử này có thể bao trùm toàn thế giới, và không một ai có thể thoát khỏi mạng lưới này./.
(TTXVN)