Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 21/6 cho biết các loại vũ khí thông thường là vấn đề phải xem xét khi thảo luận việc cắt giảm mạnh kho vũ khí hạt nhân của Mỹ và Nga.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 19/6 đề xuất cắt giảm 1/3 kho dự trữ hạt nhân chiến lược của hai nước, nhiều hơn mức yêu cầu trong một hiệp ước có hiệu lực từ hai năm trước.
Phát biểu với hãng tin AP và Bloomberg, ông Lavrov cho rằng các cuộc đàm phán nhằm cắt giảm hơn nữa số vũ khí hạt nhân của mỗi nước cũng nên đề cập tới các chủng loại vũ khí mới của Mỹ, như vũ khí "tấn công toàn cầu trong chớp nhoáng," vốn có thể cho phép Mỹ tấn công các mục tiêu ở bất kỳ nơi nào trên thế giới trong vòng chưa đầy một giờ.
Ông Lavrov cho rằng dù không có tính năng hủy diệt như vũ khí hạt nhân, nhưng với một loại vũ khí có thể được vận chuyển tới mọi điểm trên Trái Đất chỉ trong một giờ, xét trên phương diện quân sự, nó còn có hiệu quả lớn hơn rất nhiều so với vũ khí hạt nhân.
Chính vì thế ông Lavrov cho rằng phía Nga sẽ thận trọng về vấn đề này trước khi quyết định cùng với Mỹ cắt giảm số vũ khí hạt nhân.
Giới phân tích nhận định những bình luận trên của ông Lavrov cho thấy Nga chưa sẵn sàng với đề xuất cắt giảm kho vũ khí hạt nhân trong bối cảnh nước này đang tụt hậu so với Mỹ trong lĩnh vực chế tạo các loại vũ khí mới.
Cùng ngày, điện Kremlin cho biết có khả năng sẽ rút khỏi Hiệp ước các Lực lượng hạt nhân Tầm trung (INF) mà Mỹ và Nga ký năm 1987.
Phát biểu trên kênh truyền hình quốc gia Vesti-24, Chánh văn phòng Tổng thống Nga, ông Sergei Ivanov cho biết một mặt Nga sẽ tuân thủ hiệp ước đã ký, tuy nhiên sẽ cân nhắc khả năng rút khỏi hiệp ước này nếu nó không mang tính toàn cầu.
Hiện không chỉ Mỹ mà rất nhiều nước láng giềng của Nga đang "bận rộn" củng cố và phát triển các loại vũ khí phòng thủ, trong đó có các loại tên lửa tầm trung.
Hiệp ước INF quy định loại bỏ mọi loại tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất và tên lửa hành trình tầm trung (tầm bắn trong khoảng 500-5.500km) mang vũ khí hạt nhân cũng như thông thường, cùng với cơ sở hạ tầng hỗ trợ các loại tên lửa này./.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 19/6 đề xuất cắt giảm 1/3 kho dự trữ hạt nhân chiến lược của hai nước, nhiều hơn mức yêu cầu trong một hiệp ước có hiệu lực từ hai năm trước.
Phát biểu với hãng tin AP và Bloomberg, ông Lavrov cho rằng các cuộc đàm phán nhằm cắt giảm hơn nữa số vũ khí hạt nhân của mỗi nước cũng nên đề cập tới các chủng loại vũ khí mới của Mỹ, như vũ khí "tấn công toàn cầu trong chớp nhoáng," vốn có thể cho phép Mỹ tấn công các mục tiêu ở bất kỳ nơi nào trên thế giới trong vòng chưa đầy một giờ.
Ông Lavrov cho rằng dù không có tính năng hủy diệt như vũ khí hạt nhân, nhưng với một loại vũ khí có thể được vận chuyển tới mọi điểm trên Trái Đất chỉ trong một giờ, xét trên phương diện quân sự, nó còn có hiệu quả lớn hơn rất nhiều so với vũ khí hạt nhân.
Chính vì thế ông Lavrov cho rằng phía Nga sẽ thận trọng về vấn đề này trước khi quyết định cùng với Mỹ cắt giảm số vũ khí hạt nhân.
Giới phân tích nhận định những bình luận trên của ông Lavrov cho thấy Nga chưa sẵn sàng với đề xuất cắt giảm kho vũ khí hạt nhân trong bối cảnh nước này đang tụt hậu so với Mỹ trong lĩnh vực chế tạo các loại vũ khí mới.
Cùng ngày, điện Kremlin cho biết có khả năng sẽ rút khỏi Hiệp ước các Lực lượng hạt nhân Tầm trung (INF) mà Mỹ và Nga ký năm 1987.
Phát biểu trên kênh truyền hình quốc gia Vesti-24, Chánh văn phòng Tổng thống Nga, ông Sergei Ivanov cho biết một mặt Nga sẽ tuân thủ hiệp ước đã ký, tuy nhiên sẽ cân nhắc khả năng rút khỏi hiệp ước này nếu nó không mang tính toàn cầu.
Hiện không chỉ Mỹ mà rất nhiều nước láng giềng của Nga đang "bận rộn" củng cố và phát triển các loại vũ khí phòng thủ, trong đó có các loại tên lửa tầm trung.
Hiệp ước INF quy định loại bỏ mọi loại tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất và tên lửa hành trình tầm trung (tầm bắn trong khoảng 500-5.500km) mang vũ khí hạt nhân cũng như thông thường, cùng với cơ sở hạ tầng hỗ trợ các loại tên lửa này./.
(TTXVN)