Về nguyên tắc, Nga có thể gửi quân tham gia vào sứ mệnh gìn giữ hòa bình ở Kyrgyzstan, nhưng chỉ trong trường hợp các bên xung đột có yêu cầu.
Đó là lời khẳng định của ông Viktor Ozerov, Chủ tịch Ủy ban về Quốc phòng và An ninh thuộc Hội đồng Liên bang Nga được Đài Tiếng nói nước Nga trích dẫn.
Ông Ozerov cho biết mặc dù những sự kiện diễn ở Kyrgyzstan là công việc nội bộ của quốc gia này nhưng Nga có thể xem xét vấn đề gửi quân tới Kyrgyzstan để tham gia sứ mệnh hòa bình trong thành phần lực lượng Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO) hay Liên hợp quốc.
Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, lãnh đạo Kyrgyzstan phải chính thức đưa ra yêu cầu giúp đỡ để ngăn chặn cuộc đổ máu hoặc các thảm họa nghiêm trọng. Ông Ozerov hy vọng rằng tình hình ở Kyrgyzstan sẽ bình thường trở lại trong thời gian tới và không cần đến sự can thiệp của bất cứ lực lượng bên ngoài nào.
Thế nhưng, trong trường hợp các sự kiện diễn biến theo chiều hướng xấu đi, đương nhiên CSTO sẽ không bàng quan trước vận mệnh của một nước thành viên.
Theo số liệu mới nhất, tổng cộng 79 người đã thiệt mạng, hơn 1.500 người khác bị thương do các vụ bạo động gây ra. Tuy nhiên, đài Tiếng nói nước Nga đưa tin thủ đô Bishkek của Kyrgyzstan đang dần dần trở lại cuộc sống bình thường. Tại tất cả các ngả ra vào thành phố đều thiết lập các trạm kiểm soát để phát hiện và ngăn chặn việc tuồn vũ khí và chất nổ vào thủ đô.
Ở một diễn biến khác, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 10/4 thông báo Ngoại trưởng Hillary Clinton đã điện đàm với người đứng cầu Chính quyền lâm thời Kyrgyzstan, bà Roza Otunbayeva.
Trong cuộc điện đàm, bà Hillary cam kết Mỹ sẽ viện trợ nhân đạo và ủng hộ Kyrgyzstan bình ổn tình hình chính trị và kinh tế trong nước. Bên cạnh đó, bà Hillary cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với các nỗ lực của chính quyền Kyrgyzstan nhằm giải quyết một cách hòa bình các vấn đề chính trị hiện nay, tiếp tục con đường hướng tới dân chủ, thịnh vượng kinh tế và tôn trọng nhân quyền.
Ngoại trưởng Hillary cũng đã thảo luận với bà Otunbayeva về an ninh khu vực cũng như vai trò quan trọng của Kyrgyzstan với tư cách là nước chủ nhà cho Mỹ thuê căn cứ không quân Manas làm trung tâm vận chuyển quá cảnh cho chiến trường Afghanistan.
Bà Hillary cũng cam kết sẽ cử Trợ lý Ngoại trưởng Robert Blake tới Kyrgyzstan để tiếp tục thảo luận về những vấn đề này. Về phần mình, bà Otunbayeva khẳng định chính quyền lâm thời Kyrgyzstan sẽ tuân thủ các hiệp định trước đây liên quan tới trung tâm quá cảnh Manas.
Hiện nay Mỹ đã ngừng tất cả các chuyến bay vận chuyển binh lính tới Afghanistan qua căn cứ Manas vì quan ngại về tình hình an ninh vẫn bất ổn tại quốc gia Trung Á này. Trong tháng trước, tổng cộng có khoảng 50.000 lượt lính Mỹ đã được trung chuyển qua căn cứ Manas./.
Đó là lời khẳng định của ông Viktor Ozerov, Chủ tịch Ủy ban về Quốc phòng và An ninh thuộc Hội đồng Liên bang Nga được Đài Tiếng nói nước Nga trích dẫn.
Ông Ozerov cho biết mặc dù những sự kiện diễn ở Kyrgyzstan là công việc nội bộ của quốc gia này nhưng Nga có thể xem xét vấn đề gửi quân tới Kyrgyzstan để tham gia sứ mệnh hòa bình trong thành phần lực lượng Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO) hay Liên hợp quốc.
Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, lãnh đạo Kyrgyzstan phải chính thức đưa ra yêu cầu giúp đỡ để ngăn chặn cuộc đổ máu hoặc các thảm họa nghiêm trọng. Ông Ozerov hy vọng rằng tình hình ở Kyrgyzstan sẽ bình thường trở lại trong thời gian tới và không cần đến sự can thiệp của bất cứ lực lượng bên ngoài nào.
Thế nhưng, trong trường hợp các sự kiện diễn biến theo chiều hướng xấu đi, đương nhiên CSTO sẽ không bàng quan trước vận mệnh của một nước thành viên.
Theo số liệu mới nhất, tổng cộng 79 người đã thiệt mạng, hơn 1.500 người khác bị thương do các vụ bạo động gây ra. Tuy nhiên, đài Tiếng nói nước Nga đưa tin thủ đô Bishkek của Kyrgyzstan đang dần dần trở lại cuộc sống bình thường. Tại tất cả các ngả ra vào thành phố đều thiết lập các trạm kiểm soát để phát hiện và ngăn chặn việc tuồn vũ khí và chất nổ vào thủ đô.
Ở một diễn biến khác, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 10/4 thông báo Ngoại trưởng Hillary Clinton đã điện đàm với người đứng cầu Chính quyền lâm thời Kyrgyzstan, bà Roza Otunbayeva.
Trong cuộc điện đàm, bà Hillary cam kết Mỹ sẽ viện trợ nhân đạo và ủng hộ Kyrgyzstan bình ổn tình hình chính trị và kinh tế trong nước. Bên cạnh đó, bà Hillary cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với các nỗ lực của chính quyền Kyrgyzstan nhằm giải quyết một cách hòa bình các vấn đề chính trị hiện nay, tiếp tục con đường hướng tới dân chủ, thịnh vượng kinh tế và tôn trọng nhân quyền.
Ngoại trưởng Hillary cũng đã thảo luận với bà Otunbayeva về an ninh khu vực cũng như vai trò quan trọng của Kyrgyzstan với tư cách là nước chủ nhà cho Mỹ thuê căn cứ không quân Manas làm trung tâm vận chuyển quá cảnh cho chiến trường Afghanistan.
Bà Hillary cũng cam kết sẽ cử Trợ lý Ngoại trưởng Robert Blake tới Kyrgyzstan để tiếp tục thảo luận về những vấn đề này. Về phần mình, bà Otunbayeva khẳng định chính quyền lâm thời Kyrgyzstan sẽ tuân thủ các hiệp định trước đây liên quan tới trung tâm quá cảnh Manas.
Hiện nay Mỹ đã ngừng tất cả các chuyến bay vận chuyển binh lính tới Afghanistan qua căn cứ Manas vì quan ngại về tình hình an ninh vẫn bất ổn tại quốc gia Trung Á này. Trong tháng trước, tổng cộng có khoảng 50.000 lượt lính Mỹ đã được trung chuyển qua căn cứ Manas./.
(TTXVN/Vietnam+)