Ngày 24/2, tại Brussels (Bỉ), Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp với Chủ tịch EC José Manuel Barroso nhằm thảo luận một loạt vấn đề nóng như cung cấp khí đốt của Nga cho EU, bãi bỏ chế độ thị thực, việc Nga gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các vấn đề quốc tế khác.
Cuộc gặp diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Ủy ban châu Âu (EC) - cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU) - của Thủ tướng Putin.
Phát biểu tại cuộc họp báo ngay sau cuộc gặp, Chủ tịch EC Barroso cho biết hai bên đã thảo luận một loạt vấn đề quan trọng trên tinh thần xây dựng và hết sức cụ thể nhằm thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược Nga-EU.
Thủ tướng Nga Putin tuyên bố hai bên đã đề cập khả năng xây dựng liên minh chiến lược trong lĩnh vực nông nghiệp, đóng tàu, sản xuất xe hơi, y tế và dược phẩm.
Theo ông Putin, mặc dù Nga và EU đã ký được bốn thỏa thuận về việc tăng cường đối thoại năng lượng, thỏa thuận khung về cơ chế ngăn chặn và quy định về khủng hoảng năng lượng, song hai bên vẫn chưa giải quyết được mấu chốt những bất đồng liên quan quy định của EU về việc sản xuất và cung cấp năng lượng. Theo quy định này, tất cả các tập đoàn năng lượng hoạt động tại EU phải tách bạch hoạt động sản xuất và vận chuyển năng lượng.
Phía Nga cho rằng điều này là bất hợp lý vì đã ngăn chặn Tập đoàn Gazprom của Nga mở rộng việc phân phối tại EU và đây chính là lý do đẩy giá thành khí đốt mà Nga bán cho EU tăng cao. Trong khi đó, phía EU lập luận rằng quy định của EU phù hợp với luật của EU và quy định của WTO và các quy định này không chỉ nhằm vào các công ty của Nga mà còn có các công ty nước ngoài khác.
Bất đồng trên đã phần nào phủ bóng đen lên cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo Nga và EU.
Sau các cuộc thảo luận, hai bên đã ra tuyên bố chung về tình hình hiện nay tại Bắc Phi và Trung Đông, trong đó nhấn mạnh sự quan ngại đến tình hình bạo lực tại các khu vực này, bày tỏ ủng hộ nguyện vọng của người dân các nước Arập vì một cuộc sống công bằng và thịnh vượng hơn. EU cũng tuyên bố ủng hộ việc Nga gia nhập WTO và hy vọng các cuộc đàm phán đa phương sớm kết thúc.
Về vấn đề bãi bỏ thị thực, ông Barroso thông báo hai bên đã đạt được những tiến bộ đáng kể, tuy nhiên hiện EC đang đợi các nước thành viên thông qua./.
Cuộc gặp diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Ủy ban châu Âu (EC) - cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU) - của Thủ tướng Putin.
Phát biểu tại cuộc họp báo ngay sau cuộc gặp, Chủ tịch EC Barroso cho biết hai bên đã thảo luận một loạt vấn đề quan trọng trên tinh thần xây dựng và hết sức cụ thể nhằm thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược Nga-EU.
Thủ tướng Nga Putin tuyên bố hai bên đã đề cập khả năng xây dựng liên minh chiến lược trong lĩnh vực nông nghiệp, đóng tàu, sản xuất xe hơi, y tế và dược phẩm.
Theo ông Putin, mặc dù Nga và EU đã ký được bốn thỏa thuận về việc tăng cường đối thoại năng lượng, thỏa thuận khung về cơ chế ngăn chặn và quy định về khủng hoảng năng lượng, song hai bên vẫn chưa giải quyết được mấu chốt những bất đồng liên quan quy định của EU về việc sản xuất và cung cấp năng lượng. Theo quy định này, tất cả các tập đoàn năng lượng hoạt động tại EU phải tách bạch hoạt động sản xuất và vận chuyển năng lượng.
Phía Nga cho rằng điều này là bất hợp lý vì đã ngăn chặn Tập đoàn Gazprom của Nga mở rộng việc phân phối tại EU và đây chính là lý do đẩy giá thành khí đốt mà Nga bán cho EU tăng cao. Trong khi đó, phía EU lập luận rằng quy định của EU phù hợp với luật của EU và quy định của WTO và các quy định này không chỉ nhằm vào các công ty của Nga mà còn có các công ty nước ngoài khác.
Bất đồng trên đã phần nào phủ bóng đen lên cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo Nga và EU.
Sau các cuộc thảo luận, hai bên đã ra tuyên bố chung về tình hình hiện nay tại Bắc Phi và Trung Đông, trong đó nhấn mạnh sự quan ngại đến tình hình bạo lực tại các khu vực này, bày tỏ ủng hộ nguyện vọng của người dân các nước Arập vì một cuộc sống công bằng và thịnh vượng hơn. EU cũng tuyên bố ủng hộ việc Nga gia nhập WTO và hy vọng các cuộc đàm phán đa phương sớm kết thúc.
Về vấn đề bãi bỏ thị thực, ông Barroso thông báo hai bên đã đạt được những tiến bộ đáng kể, tuy nhiên hiện EC đang đợi các nước thành viên thông qua./.
(TTXVN/Vietnam+)